Tuy nhiên, với qui chế "vịt què" hoặc một vị Tổng thống chẳng quyết định được gì hết, chỉ làm việc thuần túy vì lợi ích của tân ứng viên cùng đảng tại các cuộc bầu cử sắp tới, ngày 12 tháng Giêng ông Obama đã có bài nói trước Quốc hội – đó là bài phát biểu thường niên cuối cùng của ông, nhan đề “Về tình trạng trong nước”. Rõ ràng ông ta đã rời xa công việc. Vì sao ông Obama lại vội vàng đổi từ qui chế nguyên thủ quốc gia sang vị trí một cầu thủ bình thường trong đội tranh cử của người khác?
Trong cuộc bầu cử năm 2009, để giành quyền là ứng viên từ đảng Dân chủ, đã diễn ra cuộc đấu của Barack Obama và Hillary Clinton. Obama thắng cuộc, nhưng, tính đến sự ủng hộ đắc lực của bà Hillary Clinton trong đảng Dân chủ, ông ta đã bổ nhiệm bà Clinton vào chức vụ Ngoại trưởng. Và trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được xây dựng và thi hành với vai trò quan trọng nhất định của bà Hillary Clinton, nhân vật lại một lần nữa tiến ra khởi động cuộc chạy đua Tổng thống và hiện tỏ ra có nhiều cơ may để trở thành ứng viên chính thức của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2016.
Nói chung, cố gắng định hướng vào những vấn đề chính trị trong nước bằng cách giảm hoạt tính quốc tế và trao việc chèo lái đối ngoại vào tay bà Clinton, vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của mình ông Obama mới nhận ra rằng các hoạt động của Ngoại trưởng đòi hỏi nguồn lực to lớn và thường xuyên gia tăng không ngừng. Trong đó bà Clinton và các cộng sự đã kịp lôi Washington vào hàng loạt cuộc xung đột và khủng hoảng. Kết quả hoạt động của bà ở cương vị Ngoại trưởng thì hiện nay ông Obama đang lãnh đủ, để Barack Obama là vị Tổng thống mà đa số người dân Mỹ coi như biểu tượng thất bại của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, những vấn đề của Obama không chỉ là của cá nhân ông ta mà còn là vấn đề của đảng Dân chủ. Đổ vỡ của ban lãnh đạo Obama trong chính sách đối ngoại (tại Syria, Ukraina, trong quan hệ với Nga) đã tạo cơ sở cho những ngôn từ hùng biện trước bầu cử của Donald Trump, người đang ở vị trí hàng đầu trong số các ứng viên tiềm năng từ đảng Cộng hòa. Bố cục cuộc bầu cử có thể hình dung được qua kết quả bỏ phiếu sơ bộ tại phần lớn các bang vào ngày 01 tháng Ba.
Bà Hillary Clinton sẽ đối mặt với việc giải quyết hai nhiệm vụ. Trước hết, trong vòng 2-3 tháng tới cần thuyết phục các đảng viên Dân chủ đồng nghiệp rằng bà chính là người có khả năng chiến thắng đối thủ ứng viên từ đảng Cộng hòa. Tiếp đến, phải làm sao tước đi của đảng Cộng hòa những luận cứ phê phán chính yếu của họ trong giai đoạn hai của cuộc chạy đua Tổng thống. Mà đối tượng chỉ trích chủ chốt lại là chính sách đối ngoại. Bà Clinton như là cựu Ngoại trưởng hẳn là có ràng buộc chặt chẽ vào mục này và khó lòng gán trách nhiệm thất bại cho ai khác. Cơ may duy nhất là trong những tuần lễ và những tháng còn lại phải làm sao để có thể phô trương kết quả tích cực trước xã hội Mỹ. Năm cuối trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama cần dành cho thành quả chính sách đối ngoại.
Nói chung, cố gắng định hướng vào những vấn đề chính trị trong nước bằng cách giảm hoạt tính quốc tế và trao việc chèo lái đối ngoại vào tay bà Clinton, vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của mình ông Obama mới nhận ra rằng các hoạt động của Ngoại trưởng đòi hỏi nguồn lực to lớn và thường xuyên gia tăng không ngừng. Trong đó bà Clinton và các cộng sự đã kịp lôi Washington vào hàng loạt cuộc xung đột và khủng hoảng. Kết quả hoạt động của bà ở cương vị Ngoại trưởng thì hiện nay ông Obama đang lãnh đủ, để Barack Obama là vị Tổng thống mà đa số người dân Mỹ coi như biểu tượng thất bại của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, những vấn đề của Obama không chỉ là của cá nhân ông ta mà còn là vấn đề của đảng Dân chủ. Đổ vỡ của ban lãnh đạo Obama trong chính sách đối ngoại (tại Syria, Ukraina, trong quan hệ với Nga) đã tạo cơ sở cho những ngôn từ hùng biện trước bầu cử của Donald Trump, người đang ở vị trí hàng đầu trong số các ứng viên tiềm năng từ đảng Cộng hòa. Bố cục cuộc bầu cử có thể hình dung được qua kết quả bỏ phiếu sơ bộ tại phần lớn các bang vào ngày 01 tháng Ba.
Bà Hillary Clinton sẽ đối mặt với việc giải quyết hai nhiệm vụ. Trước hết, trong vòng 2-3 tháng tới cần thuyết phục các đảng viên Dân chủ đồng nghiệp rằng bà chính là người có khả năng chiến thắng đối thủ ứng viên từ đảng Cộng hòa. Tiếp đến, phải làm sao tước đi của đảng Cộng hòa những luận cứ phê phán chính yếu của họ trong giai đoạn hai của cuộc chạy đua Tổng thống. Mà đối tượng chỉ trích chủ chốt lại là chính sách đối ngoại. Bà Clinton như là cựu Ngoại trưởng hẳn là có ràng buộc chặt chẽ vào mục này và khó lòng gán trách nhiệm thất bại cho ai khác. Cơ may duy nhất là trong những tuần lễ và những tháng còn lại phải làm sao để có thể phô trương kết quả tích cực trước xã hội Mỹ. Năm cuối trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Barack Obama cần dành cho thành quả chính sách đối ngoại.
Đó cũng là công việc mà ông và ê-kip tập trung thực hiện kể từ hè-thu năm 2015. Chính trong thời kỳ này đã diễn ra sự giảm nhẹ lập trường của Hoa Kỳ về Iran. Hoa Kỳ đã đồng ý với một số đề xuất của Nga mà trước kia Washington luôn gạt phăng, về giám sát chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Tiếp đến là thỏa thuận của Hoa Kỳ từ bỏ những điều kiện tiên quyết để khắc phục khủng hoảng Syria, trong đó quan trọng nhất là buộc ông Bashar Assad từ chức – vốn luôn là điều không thể chấp nhận cả với Damascus, và Matxcơva. Quá trình đàm phán đã bắt đầu nhưng quả thực đang diễn ra với tốc độ chậm như rùa.
Về Ukraina, cuối cùng Hoa Kỳ cũng đã chính thức tán thành lập trường của Nga, Pháp và Đức về Minsk-2, đòi Poroshenko phải lập tức bắt đầu thực hiện sửa đổi Hiến pháp, dự trù nội dung liên bang hóa Ukraina.
Về tổng thể, năm cuối cùng của ông Obama sẽ định tính bằng cố gắng ngoại giao của Mỹ tới hình thức xây dựng ở các cuộc đàm phán, trong đó tối thiểu là nhận lấy về mình phần trách nhiệm thực tế. Chính vì thế điều quan trọng là lợi dụng những chỉ trích với đảng Dân chủ về tình hình chính trị của ở Hoa Kỳ để lựa chọn tối đa những nhượng bộ song hành với ấn định cứng rắn trong mỗi thỏa thuận, cho đến tận ban hành nghị quyết đặc biệt quan trọng của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, như đã làm với các Hiệp định Minsk.
Một khi Washington buộc phải nuốt cái móc câu đàm phán, cũng cần khai thác mọi khả năng tối thiểu của tình hình với cái móc câu này để thoát ra ít sứt mẻ nhất. Mà nguyện vọng như thế của ban lãnh đạo mới (bất kể là chính quyền của đảng Dân chủ hay là đảng Cộng hòa) ắt sẽ phát sinh lập tức ngay khi còn chưa kịp phân định kết quả bầu cử.
Tiếp đến là thỏa thuận của Hoa Kỳ từ bỏ những điều kiện tiên quyết để khắc phục khủng hoảng Syria, trong đó quan trọng nhất là buộc ông Bashar Assad từ chức – vốn luôn là điều không thể chấp nhận cả với Damascus, và Matxcơva. Quá trình đàm phán đã bắt đầu nhưng quả thực đang diễn ra với tốc độ chậm như rùa.
Về Ukraina, cuối cùng Hoa Kỳ cũng đã chính thức tán thành lập trường của Nga, Pháp và Đức về Minsk-2, đòi Poroshenko phải lập tức bắt đầu thực hiện sửa đổi Hiến pháp, dự trù nội dung liên bang hóa Ukraina.
Về tổng thể, năm cuối cùng của ông Obama sẽ định tính bằng cố gắng ngoại giao của Mỹ tới hình thức xây dựng ở các cuộc đàm phán, trong đó tối thiểu là nhận lấy về mình phần trách nhiệm thực tế. Chính vì thế điều quan trọng là lợi dụng những chỉ trích với đảng Dân chủ về tình hình chính trị của ở Hoa Kỳ để lựa chọn tối đa những nhượng bộ song hành với ấn định cứng rắn trong mỗi thỏa thuận, cho đến tận ban hành nghị quyết đặc biệt quan trọng của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, như đã làm với các Hiệp định Minsk.
Một khi Washington buộc phải nuốt cái móc câu đàm phán, cũng cần khai thác mọi khả năng tối thiểu của tình hình với cái móc câu này để thoát ra ít sứt mẻ nhất. Mà nguyện vọng như thế của ban lãnh đạo mới (bất kể là chính quyền của đảng Dân chủ hay là đảng Cộng hòa) ắt sẽ phát sinh lập tức ngay khi còn chưa kịp phân định kết quả bầu cử.