Cạnh tranh gia tăng trên thị trường Iran

© AP Photo / Vahid SalemiIran
Iran - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau khi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế chống Iran, trong đó có lệnh cấm vận đối với dầu thô Iran, các hạn chế trong lĩnh vực thương mại, vận chuyển hàng hóa và hệ thống bảo hiểm, nhiều quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài đang đi tìm chỗ đứng trong những ngành công nghiệp và dự án cụ thể ở Iran.

Iran có lợi thế không thể chối cãi: nước này đứng thứ 4 trên thế giới về trữ lượng dầu thô, và theo một số đánh giá có trữ lượng khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Iran là một trong số ít các quốc gia duy trì ổn định ở Trung Đông, mà khu vực này đã trải qua "mùa xuân Ả Rập" và nhiều biến động chính trị khác.

Theo trang điện tử của Anh Oilprice.com, Iran có ý định nghiêm túc tái hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng, nước này hiện đang hướng tới một liên minh với Nga hơn là với Hoa Kỳ và Châu Âu. Maxcơva đang xem xét khả năng cấp khoản tín dụng 7 tỷ USD cho chính phủ Iran.  Ngoài ra, Nga sẽ cung cấp cho Tehran các hệ thống phòng không hiện đại. Nếu Matxcơva và Tehran thực hiện các thỏa thuận này thì hai nước sẽ trở thành hai đồng minh kinh tế và chính trị mạnh mẽ, trong khi Hoa Kỳ sẽ bị loại ra khỏi phạm vi quan tâm của Iran. Bài báo kết luận, Washington khó có thể xoay chuyển được tình thế.

Thỏa thuận về cung cấp tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran đang được thực hiện. Và chắc là sẽ có những hợp đồng mới. Nếu nói về các nước châu Âu thì họ có thể bán vũ khí cho Iran chỉ sau khi có sự đồng ý của Hoa Kỳ: hầu hết các loại vũ khí của châu Âu đều có nhiều thành phần do các công ty Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh chính của Nga trên thị trường Iran là Trung Quốc. Vào những năm 1980 — 1990, Trung Quốc đã là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Iran: từ xe tăng và máy bay chiến đấu đến ca nô cao tốc và tên lửa chống tàu. Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến ba nước Trung Đông, trong đó có Iran, cho thấy rằng, Bắc Kinh có thái độ nghiêm trọng và không muốn mất vị trí của mình trên thị trường này. Ví dụ, trong một bài viết trên tờ "Nhân dân Nhật báo", đại sứ Trung Quốc tại Iran Pang Sen nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không chỉ là nhà nhập khẩu dầu thô Iran lớn nhất thế giới mà còn trong 6 năm liền giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Iran.

Chuyên gia Nga về Trung Đông Elena Suponina cho rằng, Iran sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các đối tác kinh tế tiềm năng: "Iran không có ý định hợp tác với Nga chỉ vì “lòng biết ơn”, mặc dù Nga đã làm rất nhiều để lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ. Hiện có những cam kết nhất định trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, và chắc là Nga sẽ đóng vai trò chủ chốt trong ngành này. Nhưng, trong nhiều vấn đề khác, Nga nên cố gắng nghiêm túc nhất để có được những hợp đồng tốt. Iran có những toan tính thực dụng và sẽ lựa chọn phương án tối ưu".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала