Dành riêng cho đài "Sputnik", chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin có bài viết đánh giá các khả năng và cơ hội của mẫu tiêm kích Ấn Độ.
Trên thực tế Tejas không thể được coi là đối thủ cạnh tranh đầy đủ của FC-1, bất kể những đặc tính kỹ thuật của các mẫu này. Ấn Độ có thể đạt được một số thành tựu trong xuất khẩu máy bay tại các thị trường nơi mà FC-1 không có lối tiếp cận. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, khách hàng lại ưa chọn FC-1 thuần túy vì nguyên nhân chính trị.
#India's Tejas fighter jet to go head-to-head with #Pakistan's JF-17. At the #Bahrain Airshow. https://t.co/jHkOdbGIM0 via @scroll_in
— James Hyles (@HylesJames) 17 января 2016
Trong mẫu FC-1 hầu như vắng mặt các thành phần phụ tùng linh kiện phương Tây. Chiếc máy bay được thiết kế ở Trung Quốc, cũng tại nước này sản xuất phần lớn các bộ phận và cuối cùng lắp ráp hoàn chỉnh ở Pakistan. Máy bay có hệ thống điện tử và kiểm soát là sản phẩm Trung Quốc và động cơ của Nga. Do đó, các quốc gia tiềm năng vận hành máy bay này chẳng cần e ngại bất kỳ biện pháp trừng phạt nào từ phía phương Tây. Chiến đấu cơ của Ấn Độ thì lại mang nhiều bộ phận phụ tùng là sản phẩm phương Tây. Cụ thể, động cơ Mỹ General Electric và radar do Israel chế tạo. Điều đó có thể tạo ra vấn đề cho việc xuất khẩu máy bay đến các quốc gia Hồi giáo nói chung.
FC-1 được sản xuất trong thời gian lâu hơn và với số lượng nhiều hơn là Tejas. Loại máy bay này có thiết kế chặt chẽ hơn, thuận tiện hơn khi sử dụng, và có thể đơn giản hơn dưới góc độ quan điểm kỹ thuật. Tuy nhiên nó khó lòng được mua ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, những nước đang trong tình trạng quan hệ căng thẳng bất hòa với Trung Quốc. Có thể giả định rằng khi từng bước tăng cường vị thế chính trị trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ cũng dần dần thúc đẩy quảng bá mẫu tiêm kích của mình tại khu vực này. Nhưng để làm được như vậy rõ ràng phải khắc phục không ít khó khăn.
Dự báo chuyên viên về triển vọng xuất khẩu tuyệt hảo của "máy bay Trung Hoa" đang tỏ ra không hợp lý. Ngoài bản thân Pakistan thì mẫu máy bay này chỉ được Nigeria và Myanmar mua với số lượng hạn chế. Ấn Độ đã thành công trong việc ngăn chặn nỗ lực đưa FC-1 vào hệ trang bị của Sri Lanka.
Nhưng các diễn biến sự kiện gần đây khiến cho tương lai xuất khẩu cả của FC-1, và Tejas càng thêm tù mù. Sự tuột dốc của đồng rúp — gấp đôi kể từ cuối năm 2014 — đã làm giảm đáng kể giá thành hàng quân sự Nga xuất khẩu. Ấn Độ và Trung Quốc sẽ buộc phải ganh đua không chỉ với nhau, mà còn phải cạnh tranh với mẫu cải tiến đời chót của MiG-29. Chiến đấu cơ của Nga hoàn toàn có thể rẻ hơn cả máy bay Trung Quốc và Ấn Độ mà lại sở hữu những đặc tính kỹ thuật và hiệu suất chiến đấu cao hơn.