Hãng Reuters dẫn ra bản tin của kênh truyền hình CNBC: ông Carter đã tuyên bố rằng ở Iraq và Syria sẽ triển khai hành động quân sự trên bộ trong khuôn khổ chiến lược đấu tranh chống IS.
Kênh truyền hình trích dẫn tuyên bố của ông Carter: "Chúng ta đã làm rất nhiều, bởi vì chúng ta cần phải làm thật nhiều để giành chiến thắng trước IS. Tôi tin chắc chúng ta sẽ thành công, nhưng tôi muốn đẩy nhanh quá trình".
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng, Hoa Kỳ không có ý định tham gia vào cuộc chiến mới với quy mô lớn tại Syria và Iraq. Ví dụ, khi đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 7 Tháng 12, Tổng thống Obama đã tuyên bố, một cuộc chiến như thế sẽ đưa lại cái chết của hàng nghìn binh sĩ và tiêu tốn những nguồn lực khổng lồ.
Nhà phân tích chính trị Nga Alexander Khramchikhin cho rằng, không thể đạt được bước ngoặt trong chiến dịch ở Syria nếu không thực hiện hành động quân sự trên mặt đất: "Nếu nói về những người Mỹ, thì theo tôi, họ sẽ hạn chế bởi những hành động của lính đặc nhiệm. Trừ khi ông Obama nói cả về quân đội Iraq, mà quân đội của nước này khó có thể thực hiện nhiệm vụ đó. Có lẽ Hoa Kỳ hy vọng rằng, quân đội Iraq sẽ thực hiện chiến dịch trên bộ thay cho họ. Tôi loại trừ khả năng lực lượng quân sự Mỹ tham gia hành động chiến sự quy mô đầy đủ ở Trung Đông".
Theo ông Khramchikhin, không thể giành phần thắng trong cuộc đấu tranh chống IS chỉ bằng một chiến dịch không quân với sự tham gia của Nga và các lực lượng liên minh phương Tây.
Chuyên gia Khramchihin kết luận, sau 3 tháng rưỡi có thể đánh giá về kết quả sự tham gia của Nga trong cuộc xung đột. Chúng ta thấy được rằng, quân đội Syria không đủ sức để giải phóng đất nước. Kết quả chính mà chúng tôi đã đạt được là quân đội Syria không rút lui nữa. Nhưng, họ vẫn không thể mở rộng chiến dịch tấn công quy mô lớn. Cán cân lực lượng đã hình thành. Nga đã ngăn chặn sự sụp đổ của chế độ Assad, nhưng, nước này không có đủ sức để đảm bảo giải phóng hoàn toàn đất nước.
Các thành viên khác của liên minh không có ý kiến thống nhất về hành động quân sự trên bộ. Ví dụ, Đức đã phái 1.200 quân nhân tham gia vào chiến dịch chống "Nhà nước Hồi giáo", nhưng, họ không muốn mở rộng đội ngũ này.
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, hiện nay không nói về sự tham gia của lực lượng bộ binh trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Quân đôi Nga chỉ không kích vào các cứ điểm của chiến binh có sử dụng các tàu chiến.