“Perestroika” trong IMF

© AP Photo / Pablo Martinez MonsivaisIMF
IMF - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik). Cuộc cải cách mãnh mẽ nhất trong lịch sử Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm phân bổ lại hạn ngạch và quyền bỏ phiếu đã có hiệu lực.

Hơn 6% tổng hạn ngạch có ảnh hưởng tới quyết định của tổ chức đã được chia lại cho các nước đang phát triển. Kết quả — lần đầu tiên bốn nền kinh tế mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil sẽ có mặt trong số mười cổ đông hàng đầu của IMF.

 Nhờ cuộc cải cách này, hạn ngạch bỏ phiếu của Trung Quốc tăng lên mức 6,4%, Nga và Ấn Độ mỗi nước 2,7%, Brazil — 2,3%. Bốn quốc gia là thành viên nhóm BRICS cùng với Nam Phi, nước có 0,6% quota bỏ phiếu. Như vậy, tổng cộng BRICS nắm 14,7% quyền bỏ phiếu trong IMF, gần đạt mức 15% cho phép chặn các quyết định quan trọng. Ngoài ra, có một loạt quốc gia thường bỏ phiếu đồng tình với nhóm BRICS, đặc biệt trong đó là Iran và Venezuela. Như vậy, không còn khó gạt đi những quyết định mà phương Tây nài ép nếu cần thiết.

 Quyết định tái phân phối quyền phiếu bầu trong IMF đã được ấp ủ từ khá lâu, — ông Andrei Volodin, chuyên viên Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao Nga bình luận:

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
IMF kêu gọi Trung Quốc thả lỏng đồng nhân dân tệ

 "Cải cách IMF quan trọng không chỉ bởi những con số tài chính. Các thay đổi mới còn gián tiếp phản ánh sự tái phân phối lực lượng chính trị và kinh tế thế giới. Đây là quyết định độc đáo cho thấy thực tế phương Tây đang khước từ thế giới đơn cực. Quan trọng ở đây không chỉ có lập trường của Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Venezuela và Iran, mà cả quan điểm của hàng loạt nhân vật có đầu óc thực tế trong giới tài chính và chính trị phương Tây. Họ dần dần thừa nhận, việc thế giới phát triển theo chiều hướng không thể kiểm soát sẽ là thảm họa của tất cả."

Trên thực tế, tái phân bố phiếu trong IMF đã diễn sau khi đồng nhân dân tệ được chính thức đưa vào giỏ tiền tệ dự trữ của Quỹ ngày 30 tháng 11 năm 2015. Giỏ các đồng dự trữ của IMF trong 15 năm trước đó gồm có đô la Mỹ, euro, bảng Anh và đồng yen. Như chuyên gia độc lập Alexander Odintsov nhận định, với động thái đưa đồng tiền của Trung Quốc vào giỏ công cụ thanh toán, IMF đã thừa nhận nhân dân tệ là một bản tệ dự trữ thế giới:

 "Đây là một thắng lợi kinh tế và chính trị quan trọng đối với Trung Quốc. Sự xuất hiện của nhân dân tệ trong "giỏ dự trữ" chứng tỏ IMF thừa nhận sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc. Không thể làm ngơ với quốc gia trên thực tế đã trở thành nền kinh tế số 1 toàn cầu. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ vai trò thủ lĩnh công nghệ và không dễ chiếm đoạt vị trí này."

Cuộc cải cách của IMF được xúc tiến đã hơn 5 năm, thường xuyên vấp phải những kháng cự gay gắt của Mỹ và các đối tác gần gũi là Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý và Anh. Mặc dù vậy, trong thời gian rất ngắn Trung Quốc đã "đẩy lọt" việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với 57 quốc gia cổ đông. Một số chuyên gia không ngần ngại đánh giá AIIB là "sát thủ" của IMF. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của Ngân hàng mới phát triển BRICS.

 Chuyên gia Andrei Volodin chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa các cải cách trong IMF và sự ra đời của các trung tâm tài chính mới. Tất cả đều phản ánh nguyện vọng của các nước đang phát triển chấm dứt sự bất công trong phân phối các luồng tài chính toàn cầu. AIIB, Ngân hàng BRICS, cũng như các dự án kinh tế địa lý của Trung Quốc và Nga đang đóng vai trò ngày càng quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả chính trị thế giới. Với những bước đi nhiều gian nan, thế giới đa cực đang ngày một hình thành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала