Thỏa thuận TPP đã ký kết: Tin vui hay cơn ác mộng?

© AFP 2023 / Audrey McAvoyTại New Zealand, bộ trưởng thương mại 12 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Tại New Zealand, bộ trưởng thương mại 12 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại New Zealand, bộ trưởng thương mại 12 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

 Câu hỏi còn lại là: Liệu Hiệp định có được quốc hội các nước đó thông qua hay không? Nếu có, liệu TPP có tốt cho nền kinh tế các nước thành viên và toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hay không? Ông Andrey Ivanov (MGIMO) nhận định như sau:

“Một trong những người đầu tiên phản ứng với sự kiện ký kết Hiệp ước TTP là thủ tướng Nhật Bản Sinzo Abe. "Tôi tin rằng điều đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và mang lại sự thịnh vượng cho người dân" — ông Abe nói.

Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định đạt được phê chuẩn của Quốc hội cho hiệp định này trước cuối năm 2016.

Wikileaks - Sputnik Việt Nam
WikiLeaks: Giới ngoại giao EU đánh giá TTP là dự án Mỹ nhằm đối đầu với Trung Quốc
Liệu TPP có được Quốc hội Mỹ và nghị viện các nước ký kết khác phê duyệt hay không, vấn đề đó hiện nay chưa hề rõ ràng. Hiện có một số hoài nghi về tính hữu ích của dự án, ở Việt Nam chẳng hạn, mặc dù ban lãnh đạo nước này tỏ ra phấn khởi trước việc gia nhập "Câu lạc bộ những nước giàu" mới thành lập. Những người bi quan lo lắng rằng mặc dù gia nhập TPP sẽ mở cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường các nước thành viên, nhưng yêu cầu tuân theo các quy tắc của Đối tác sẽ đánh mạnh vào một số lĩnh vực kinh tế Việt Nam. Lý do để lo ngại là tấm gương của Liên minh châu Âu, nơi mà hàng ngàn công ty đã bị đóng cửa theo yêu cầu của Brussels để giảm cạnh tranh.

Quốc kỳ của Philippines - Sputnik Việt Nam
TTP là nỗ lực của Hoa Kỳ để bảo lưu sự thống trị bất bình đẳng của văn minh phương Tây
Còn một yếu tố khác khiến số phận của TPP không chắc chắn. Hiện tại ở Mỹ, quốc gia chính của Đối tác, chưa có sự hiểu biết về mục đích chính của tổ chức này: tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước thành viên hay là chống sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc?
Đó cũng chính là lý do tại sao Trung Quốc cũng chưa quyết định thái độ của mình đối với TPP. Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ làm việc để đánh giá nội dung của thỏa thuận TPP. Đồng thời, Bắc Kinh cũng cho thấy rằng "Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực tham gia thỏa thuận về khu vực thương mại tự do, có đặc trưng minh bạch, công khai và tính toàn diện mức độ cao." Bằng cách đó Trung Quốc đang hy vọng không bị loại trừ ra khỏi quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong trường hợp không thể chấp nhận tham gia TPP. Trung Quốc cũng buộc phải thận trọng trước việc Nhật Bản kêu gọi Đài Loan tham gia TPP.

Ở Nga, tin tức về việc ký kết thỏa thuận TTP được tiếp nhận một cách bình tĩnh. Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Stanislav Voskresensky tuyên bố trên kênh truyền hình "Nước Nga 24" rằng việc thành lập TPP sẽ không có tác động lớn đến quan hệ thương mại của Nga với các nước tham gia hiệp hội khu vực mới, và đặc biệt là với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Đồng thời, quan chức Nga cũng thừa nhận rằng, trong tương lai, "các công ty của nhiều quốc gia sẽ phải thích ứng với những quy định mới, đặc biệt là khi nói đến việc buôn bán các loại hàng hóa phi nhiên liệu."

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала