Tờ báo dẫn ra danh sách các thành viên tham gia cuộc khủng hoảng Syria: không quân Nga giáng đòn từ trên không, quân đội Lebanon và Iraq tác chiến "trên mặt đất" dưới sự chỉ đạo của các cố vấn quân sự từ Iran. Ở đây còn có quân nổi dậy Syria, được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar. Ngoài ra còn có chiến binh người Kurd liên quan với cả Moskva lẫn Washington, cũng như các nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (bị cấm ở Nga).
Quan sát viên Liz Sly hoài nghi rằng các điều kiện thỏa thuận Munich về ngừng bắn ở Syria sẽ được thực hiện. Ngược lại, nội chiến sẽ phát triển tới quy mô một cuộc xung đột mà đằng sau các bên tham gia là những cường quốc hàng đầu thế giới.
Aleppo đã trở thành trung tâm của cuộc giao tranh này và hậu quả cuộc chiến không chỉ đe dọa Syria, mà còn là hậu quả mang ý nghĩa địa chính trị cho toàn bộ khu vực, quan sát viên Liz Sly cho biết. Theo bà, chiến dịch thành công của quân đội Syria ở Aleppo sẽ củng cố vị thế của một cường quốc hàng đầu ở Trung Đông. Ngoài ra, xúc tiến các đơn vị chiến đấu người Shiite Iraq và Lebanon sẽ mở rộng vùng ảnh hưởng của Iran. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề chính sẽ là sự xuất hiện của lực lượng người Kurd ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ — giấc mơ của họ về một nhà nước độc lập trở thành thực tế trong bối cảnh di chuyển tới bắc Syria, nơi ngự trị khoảng trống chính trị. Bằng cách lọt vào nơi đó, người Kurd sẽ có thêm một động lực đáng kể trong cuộc đấu tranh của họ.
Việc Ả-rập Xê-út gửi quân đến Syria làm phát sinh suy đoán về việc Riyadh ủng hộ cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ, bà Liz Sly rút ra kết luận. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Vương quốc Trung Đông Adel al-Dzhubeyr nói rằng quyết định về việc phái lực lượng đặc biệt vào Syria sẽ chỉ được đưa ra, nếu Hoa Kỳ tuyên bố về sự cần thiết phải đưa lực lượng bộ binh tới chống "Nhà nước Hồi giáo."
Đồng thời, các nhà khoa học chính trị Kenneth Pollack và Barbara Walter cho rằng không nên mong đợi từ Washington các giải pháp hợp lý cho những vấn đề khu vực — không ai biết Nhà Trắng đang thực sự mong muốn điều gì.