Báo Hindustan Times đưa tin hôm thứ Năm trích dẫn một thông cáo từ Chính phủ. Việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran tạo cho Ấn Độ cơ hội thực sự củng cố chỗ đứng ở Chabahar.
Nhà Đông phương học Stanislav Tarasov cho rằng, hiện thời Trung Quốc đang vượt trước đối thủ cạnh tranh của mình.
“Trung Quốc đang rất tích cực thúc đẩy theo hướng Trung Đông. Gần đây, những hoạt động này càng thêm rõ rệt. Tất nhiên, ở đây có sự cạnh tranh với Ấn Độ. Iran đã thoát khỏi cô lập nên Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu công khai tranh giành ảnh hưởng ở Iran. Tehran và New Delhi có quan hệ truyền thống tốt. Nhưng không thể nói Ấn Độ dẫn đầu ở đây. Nga và Trung Quốc là những nước có quyết định ảnh hưởng theo hướng Iran.”
Chuyên gia Tatyana Shaumyan, Viện Nghiên cứu phương Đông cho rằng, khoản đầu tư của Ấn Độ hiện đại hóa Chabahar là một tín hiệu của sự cạnh tranh gay gắt giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Nam và Tây Nam Á:
“Tôi nghĩ rằng tình hình phù hợp với chiến lược của hai nước đã được gắn chặt trong khu vực Ấn Độ Dương, với các tuyến đường biển có ý nghĩa ngày càng tăng. Sự cạnh tranh sẽ không ngừng lớn lên. Tôi hy vọng nó không dẫn tới xung đột, nhưng rõ ràng hai bên sẽ nỗ lực nắm giữ vị trí. Không phải ngẫu nhiên mà họ đang đầu tư vào các cảng biển.”
Trong khi đó, ngày 25 tháng 2 tờ báo Ấn Độ trực tuyến The Economic Times đưa tin Việt Nam đề xuất Ấn Độ một dự án mới ở Biển Đông. Đó là hoạt động hợp tác với công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tại Biển Đông. Chúng tôi tăng cường sự hợp tác trên thềm lục địa tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, — Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành cho biết. Thời báo kinh tế cũng lưu ý rằng, ONGC Videsh Ltd không có ý định rút lui ở Biển Đông vì các cơ sở quân sự và máy bay Trung Quốc.