Bến tàu nổi có khả năng sẽ được đưa đến các vùng biển xa, những nơi mà Trung Quốc thực hiện kế hoạch hiện diện quân sự thường trực. Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã trả lời phỏng vấn Sputnik về vấn đề này.
Bến tàu nổi như vậy có thể là một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng quân sự, cung cấp điều kiện kỹ thuật cần thiết cho tàu chiến hoạt động trong điều kiện xa căn cứ đất liền. Mùa hè năm 2015, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động nền tảng đổ bộ di động đầu tiên. Trên vùng biển xa, nền tảng đổ bộ di động cho phép bốc dỡ hàng hóa từ tàu vận tải thông thường lên tàu đổ bộ với khả năng đưa hàng đến bờ biển không được trang bị. Khái niệm này cho phép tiến hành các hoạt động đổ bộ lớn cách xa bờ biển của mình, cách xa căn cứ thường trực. Tại thời điểm này, chỉ có hải quân hai nước phát triển được công nghệ này là Mỹ và Trung Quốc.
Ngoài việc tạo ra các cơ sở đặc biệt phục vụ tàu chiến ở vùng biển xa bờ và chuyển giao khối lượng lớn hàng hóa đến bờ biển không được trang bị, Trung Quốc đang xây dựng các tàu vận tải lớn, có thể đảm bảo hoạt động của hạm đội tại những khoảng cách rất lớn kể từ bờ biển của họ.
Khó có thể nói rằng tất cả những công cụ này chỉ có mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lấy lại Đài Loan hoặc thực hiện các yêu sách tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đây là những hoạt động cách các căn cứ được trang bị tốt khoảng vài trăm, nhiều khi hơn một ngàn dặm. Để làm điều đó chẳng cần đến các bến tàu nổi tự hành lớn, hoặc các nền tảng đổ bộ cơ động.
Rõ ràng là Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành các hoạt động hàng hải trên quy mô toàn cầu. Tuy có sự đào tạo kỹ thuật đáng kể, hiện tại rất khó dự đoán khi nào thì các phương tiện mới của Hải quân Trung Quốc sẽ được đưa vào hoạt động. Có thể, điều đó sẽ diễn ra sau khi Bắc Kinh kết thúc một loạt cải cách quân sự quy mô lớn, có nghĩa là vào khoảng năm 2020, nhưng cũng có thể sẽ sớm hơn.