Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, bà Christine Lagarde cho biết khi đến thăm nước này tuần trước.
"Việt Nam đang cho thấy những kết quả tuyệt vời, và có khả năng duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tình hình khó khăn hiện nay, vì các nước trên thế giới không tăng trưởng với tốc độ tương tự, và tiềm năng mà chúng ta thấy ở Việt Nam là rất tốt, — bà Lagarde nói trong một cuộc phỏng vấn — Đất nước này đã có nhiều tiến bộ trong xóa đói giảm nghèo: đã có thể làm cho mức độ bất bình đẳng không tăng lên như thường xảy ra cùng với sự tăng trưởng kinh tế".
Ở Việt Nam, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước giảm 13,5% so với 60% vào năm 1993, trong khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ vượt quá 6% trong năm nay, người đứng đầu IMF cho biết.
Tuy nhiên, bà Lagarde nói rằng Việt Nam không thể chống đỡ được những cú sốc kinh tế kết hợp với việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nước khác, với sự rớt giá dài hạn đối với hàng hoá nguyên liệu, cũng như sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Việt Nam phải sử dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn để giảm bớt những cú sốc từ nước ngoài và xây dựng dự trữ ngoại hối, bà Lagarde nói. Cải cách doanh nghiệp nhà nước và giải quyết vấn đề nợ tại các ngân hàng trong nước sẽ góp phần làm chậm sự lão hóa dân số lao động, mà trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, người đứng đầu IMF nói.
Nợ công đạt 60% GDP, trong khi Việt Nam là một trong những nước mà người lao động già hóa nhanh nhất trên thế giới, và số lượng dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm xuống.
"Nếu đất nước các bạn có sự kết hợp giữa mức nợ cao và giảm dân số lao động, cần phải rất thận trọng đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, — bà Christine Lagarde nói — Cần phải rất thận trọng đối với lợi nhuận và cách bạn chi tiêu nó."