Tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) ở thành phố Tam Á (Trung Quốc) với sự tham gia của Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào, Phó Tổng thống Myanmar và Phó Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chính thức ra mắt cơ chế hợp tác mới với các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng. Lời hứa của Bắc Kinh cung cấp cho các đối tác vốn vay ưu đãi trị giá hơn 11,5 tỷ USD đã củng cố định dạng này về mặt tài chính.
Trong đó, 5 tỷ USD sẽ được phân bổ cho các dự án cụ thể về hợp tác năng lượng trong lưu vực sông Mê Kông. Hiện có 5 nhà máy điện của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực này, và 2 nhà máy đang được xây dựng trên địa bàn Trung Quốc và Lào. Như dự kiến, trong tương lai gần sẽ xây dựng thêm 10 nhà máy thủy điện — 6 nhà máy ở Lào và 4 nhà máy tại Campuchia. Có vẻ là Trung Quốc có ý định tiếp tục phát triển sự hợp tác năng lượng với các nước láng giềng trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng để giảm nhẹ vấn đề nan giải tùy tiện lấy nước từ con sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Để giảm bớt sự căng thẳng trong vấn đề chia sẻ tài nguyên nước ở tiểu vùng này và để dập tắt làn sóng chỉ trích từ các nước láng giềng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ở Tam Á, Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đồng ý cung cấp cho họ thông tin đầy đủ về chế độ vận hành các nhà máy thủy điện. Trước đây, Trung Quốc đã giữ bí mật dữ liệu này và coi đó là thông tin chiến lược.
Nhà phân tích Victor Sumskoy của đài "Sputnik", Giám đốc Trung tâm ASEAN tại Đại học MGIMO, cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về sự hợp tác trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng có ý nghĩa địa chính trị:
«Có thể nói chắc chắn rằng, sự kiện này sẽ được đánh giá trong bối cảnh tình hình toàn bộ khu vực Đông Á cũng như trong bối cảnh tình hình khu vực Đông Nam Á. Theo tôi, ý nghĩa của Hội nghị thượng đỉnh Tam Á sánh được với Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN gần đây ở California, và việc bốn nước ASEAN gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Ngoài ra, Hội nghị này có thể được xem xét như cách phản ứng với những tình huống căng thẳng ở vùng Biển Đông. Trung Quốc đang cố gắng tìm sự cân bằng cho những tình huống nhất định trong chính sách khu vực và xu thế hội nhập kinh tế của các đối thủ cạnh tranh của mình không đáp ứng lợi ích của Bắc Kinh. Đây là những bước đi thiết thực bởi vì Trung Quốc đề xuất các dự án cụ thể, hứa sẽ cung cấp các khoản vay đáng kể có thể cải thiện tình hình kinh tế ở các nước láng giềng với Trung Quốc.»