Một công ty bảo hiểm của Trung Quốc- Tập đoàn Bảo hiểm An Bang — đã trả giá (bằng tiền mặt)76 USD cho mỗi cổ phiếu của chuỗi khách sạn Mỹ Starwood Hotels & Resorts, vượt trước đối thủ của mình — tập đoàn Marriott đã đề nghị trả giá 72 USD cho mỗi cổ phiếu. Các doanh nhân Trung Quốc sẵn sàng chi trả 13 tỷ USD cho toàn bộ gói khách sạn. Nếu họ đạt thành công thì đây sẽ là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử các công ty Trung Quốc hoạt động trên thị trường bất động sản toàn cầu.
Vào tháng Giêng năm nay, chiến thuật "vung tiền để vượt trước đối thủ cạnh tranh" đã được áp dụng bởi Tập đoàn Vận tải Nhà nước Cosco (Hồng Kông) khi mua thành phố cảng Piraeus của Hy Lạp. Tập đoàn này đã trả giá bằng tiền mặt 22 euro cho mỗi cổ phiếu, trong khi các chuyên gia độc lập đã định giá 18,4-21,2 euro mỗi cổ phiếu. Kết quả là, ở giai đoạn cuối cùng chỉ có 1 nhà thầu tham gia — đó là COSCO, và chính phủ Hy Lạp đã tuyên bố tập đoàn này là "nhà đầu tư ưu tiên".
Tổng công ty Hóa chất Trung Quốc (ChemChina) cũng khá dễ dàng thâu tóm hãng sản xuất hạt giống và thuốc trừ sâu Thụy Sỹ "Syngenta". Họ đề nghị thanh toán bằng tiền mặt, trả giá 470 franc Thụy Sĩ cho mỗi cổ phiếu (gần 25% cao hơn giá bình quân trên thị trường chứng khoán thế giới). Hợp đồng này sẽ được ký kết trước khi hết năm nay.
Nhà phân tích Dmitry Tratas bình luận về chiến lược này của các doanh nhân Trung Quốc trên thị trường chứng khoán:
"Mặc dù thời gian gần đây lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm đi, nhưng, đây vẫn là nguồn dự trữ khổng lồ. Vì thế, các công ty Trung Quốc có thể dễ dàng được cung cấp khoản vay của chính phủ. Họ sẵn sàng mua tất cả mọi thứ, kể cả cảng biển và công ty nước ngoài. Bằng cách này các công ty và chính phủ Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng về kinh tế, để đảm bảo sự hiện diện trong tất cả các thành phần kinh tế và trong các khu vực trên thế giới".
Cho đến những năm 2000, Trung Quốc đã là người nhận tiền từ nước ngoài và hầu như không đầu tư vào nước ngoài. Sau đó, theo quan niệm tìm lối thoát bằng cách vươn ra ngoài biên giới, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu tích cực đầu tư vào nước ngoài. Hiện nay, khối lượng đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài và khối lượng đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hầu như bằng nhau. Nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn Lâm Khoa học Nga Alexander Larin cho biết:
"Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới, chiếm vị trí thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Nhưng trước đó, Trung Quốc đã xây dựng nhiều khách sạn ở các khu vực khác nhau trên khắp thế giới với sự giúp đỡ của những người hoa kiều Huaqiao. Đã từ lâu Bắc Kinh quan tâm đến kinh doanh khách sạn. Như dự kiến, Trung Quốc sẽ hành động rất tích cực trong lĩnh vực này. Suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới không phải là một trở ngại đối với Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh lợi dụng những khó khăn, tích cực mua bất động sản với giá rẻ hơn ".
Cần phải lưu ý rằng, Trung Quốc mua những thương hiệu nổi tiếng nhất trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Starwood, Marriott, Hilton bây giờ đồng nghĩa với khái niệm "khách sạn tốt nhất đối với người Trung Quốc".