Theo lý giải của Lầu Năm Góc, kế hoạch điều quân như vậy là liên quan đến mối lo ngại của các nước Đông Âu trong NATO trước mối đe dọa từ phía Nga.
Một đại biểu của đảng cánh tả Đức là nghị sĩ Alexander Noah cho rằng trong lời giải thích này bộc lộ chỗ hổng "không kết nối".
"Nếu mối đe dọa thực sự là to lớn như Hoa Kỳ tuyên bố, thì lẽ ra việc triển khai quân đội cần phải xúc tiến nhanh chóng hơn nhiều. Chỗ hổng không ăn nhập này cho thấy việc không phải là mối đe dọa từ Nga, mà là cái cớ do người Mỹ cố ý thổi phồng ngụy tạo", - ông Alexander Noah tuyên bố trên đài phát thanh Sputnik.
"Tôi không nhận thấy cái gọi là "cuộc xâm lăng của Nga" ở đâu. Dĩ nhiên, Crưm vẫn là vấn đề tranh cãi, mà từ góc độ pháp lý quốc tế đang có đánh giá theo những cách khác nhau. Cá nhân tôi cũng có đánh giá của riêng mình, đặc biệt là trong bối cảnh phương Tây xóa bỏ Nam Tư rồi công nhận các nước Cộng hòa thuộc Nam Tư cũ và khu vực Kosovo là những quốc gia độc lập. Vì vậy, không thể áp dụng logic khác cho Crưm. Về chuyện miền đông Ukrain thì cần lưu ý rằng cuộc đảo chính ở Kiev xảy ra không do sự kích động từ Nga mà là từ hương Tây, bởi Chính phủ hợp pháp của ông Yanukovych không muốn ký thỏa thuận liên kết. Do đó, tôi không thấy các nước Baltic, Ba Lan, Romania, Bulgaria vì sao đó lại hóa ra đang chịu áp chế hay là nằm trong vòng nguy cơ đe dọa của Nga. Mối đe dọa này là không có thật", — nghị sĩ Alexander Noah khẳng định.
Nghị sĩ Đức cho rằng mục tiêu của Hoa Kỳ không phải là để bảo vệ Đông Âu, mà thực chất chỉ là nhằm bảo tồn áp lực đối với Nga.