Lời tuyên bố của ông Joshua Ernest là đúng phần nào. Nếu Tokyo và (hoặc) Seoul thông qua quyết định phát triển vũ khí hạt nhân của mình (mà họ đã từ lâu có khả năng làm như vậy về mặt khoa học và kỹ thuật), thì điều đó sẽ kích hoạt cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Đông Á. Bắc Kinh sẽ nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình. Đài Bắc cũng sẽ cố gắng để có được bom hạt nhân. Trong trường hợp như vậy các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng, nước đang tìm cách tạo ra lá chắn hạt nhân, sẽ là vô lý và bất công.
Tất nhiên, vũ khí hạt nhân là một điều nguy hiểm, đặc biệt nếu số lượng thành viên "câu lạc bộ hạt nhân" gia tăng không còn kiểm soát nổi. Để tạo đối trọng cho quá trình làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nên bắt đầu giải trừ vũ khí hạt nhân, nếu không phải hoàn thành thì ít nhất là một phần. Mỹ kêu gọi làm như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Washington.
Nga bỏ qua những lời kêu gọi như vậy. Nhân tiện xin nói luôn, tại hội nghị thượng đỉnh này, đại diện cho Nga là ông đại sứ chứ không phải tổng thống hay thủ tướng. Nga thực hiện thỏa thuận với Mỹ đã ký kết trước đây về hạn chế vũ khí hạt nhân. Nhưng, Nga không thể cắt giảm triệt để hơn kho vũ khí hạt nhân của mình và không thể từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Nếu không có "lá chắn hạt nhân" hoặc "cây gậy hạt nhân" thì Matxcơva khó có thể đảm bảo an ninh của mình. Matxcơva thấy rõ Hoa Kỳ đối xử như thế nào với những nước không đáp ứng "tiêu chuẩn dân chủ của chú Sam" và không thể tự bảo vệ mình. Nhân tiện xin nói luôn, Bắc Triều Tiên không muốn chia sẻ số phận đáng buồn của Nam Tư, Iraq và Libya vì thế Bình Nhưỡng muốn tạo ra vũ khí hạt nhân của mình.
Như chúng ta thấy, mối đe dọa chính đối với sự sống trên hành tinh này không phải là vũ khí hạt nhân mà là thói quen của người Mỹ ném bom xuống các nước không làm vừa lòng họ vì lý do này hay lý do khác. Và trong đa số trường hợp, lý do chính không phải là việc thiếu dân chủ mà là dự trữ dầu mỏ hoặc chính sách đối ngoại trở nên quá độc lập.
Do đó, ngay bây giờ cần phải tăng cường an ninh trên quy mô toàn cầu. Nhưng, nên bắt đầu quá trình này không phải với lời kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân một phần hoặc hoàn toàn, mà với việc thiết lập một quy tắc quan trọng: không có quốc gia nào có thể tự coi mình là một hình mẫu mà các nước khác phải làm theo, không ai có quyền ném bom xuống nước khác mà không có sự chấp thuận của Liên Hợp Quố