Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vitaly Churkin cho biết về điều này trong bức thư gửi tới Hội đồng Bảo an LHQ. Theo ông Churkin, hiện đang khoảng 100 nghìn cổ vật trong kho tàng di sản văn hóa thế giới, kể cả 4,5 nghìn di tích kiến trúc mà 9 cơ sở trong số đó có trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO, nằm dưới sự kiểm soát của IS. Theo lời ông, với mạng lưới buôn lậu những cổ vật và giá trị khảo cổ, mỗi năm, "Nhà nước Hồi giáo" thu về 150 — 200 triệu USD cho tổ chức.
Trước đây những thông tin về việc thành phố Gaziantep tham gia tích cực trong buôn lậu những đồ cổ từ Syria đã được công bố trên báo chí.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài "Sputnik", nhà khảo cổ học Eyup Ai, Giáo sư Khoa Khảo cổ học của Trường Đại học Gaziantep, nói về lý do tại sao thành phố này trở thành một trung tâm buôn lậu và xuất khẩu trái phép những đồ vật cổ bị cướp từ Syria:
"Tại Gaziantep có những yếu tố giải thích tại sao ở thành phố này xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu quy mô lớn. Trước hết, nhiều người giàu có trong thành phố này có truyền thống sưu tập đồ cổ và sở hữu bảo tàng tư nhân. Tất nhiên, đây là một yếu tố tác động đến quy mô buôn bán bất hợp pháp những hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng. Thứ hai, đáng tiếc, trước đây Bảo tàng Gaziantep bắt đầu tuyển dụng những người có quá khứ tội lỗi kể cả những người đã từng tham gia vào việc buôn lậu. Và thứ ba, không nên quên rằng, ở thành phố này cũng như trên khắp nước Thổ Nhĩ Kỳ các cơ quan công lực, kể cả cảnh sát, bằng cách này hay cách khác có liên quan đến hoạt động buôn lậu. Có chú ý đến ba yếu tố này có thể hiểu lý do tại sao Gaziantep là một nơi hấp dẫn đối với những người buôn lậu những hiện vật thuộc di tích lịch sử".