Có khá nhiều lĩnh vực mà chúng ta đang hiệp lực cùng nhau hoặc có kế hoạch hợp tác. Hàng đầu là ngành dầu khí — khai thác mỏ và chế biến.Tiếp đó là ngành điện — xây dựng các chủ thể, cung cấp trang thiết bị, phụ tùng linh kiện, cải tiến các cơ sở đã có…Cũng phân định như vậy với ngành chế tạo ô tô, dược phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, lĩnh vực CNTT. Việc ký kết Nghị định thư về việc thành lập tại Việt Nam nhà máy lắp ráp xe tải (KAMAZ, VAZ và GAZ Group) đã khơi lên mối quan tâm to lớn từ phía các công ty và Bộ ngành của Việt Nam.
Về việc bán cho công ty Nga "GazpromNeft" cổ phần trong nhà máy lọc dầu Dung Quất, thì hiện tại các cuộc đàm phán tạm ngưng. Việc là ở chỗ, cơ sở cho sự hợp tác thành công trong dự án này cần phải là một số ưu đãi từ phía Việt Nam. Nhà máy hoạt động kém hiệu quả, trong tương quan hàng hóa tương tự cung cấp từ nước ngoài trước năm 2018 chịu hiệu lực lệ phí nhập khẩu, tạo điều kiện cho sản phẩm của nhà máy lọc dầu cạnh tranh về giá trên thị trường nội địa. Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện tại chưa sẵn sàng duy trì bảo hộ thuế quan kể trên, vì vậy "Gazpromneft" đang xem xét khả năng mua lại gói cổ phần sau khi công ty này tiến hành IPO và đưa cổ phiếu lên sàn thị trường chứng khoán.
Phía Việt Nam quan tâm đưa mặt hàng sữa, đồ dệt may và dược phẩm tới thị trường Nga. Các cuộc đàm phán và các dự án thí điểm trong lĩnh vực sữa và công nghiệp dệt may hiện đã có. Đã công bố dự án của tập đoàn TH True Milk, có kế hoạch tạo lập cụm sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa.
Gần một năm trước EAEU và Việt Nam đã ký Hiệp định về Khu vực thương mại tự do. Ở Nga, văn kiện này đã được phê chuẩn. Nhưng bởi trong EAEU bao gồm năm nước, nên cần được sự phê chuẩn của tất cả các đối tác trong tổ chức. Theo các điều khoản, Hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi phê chuẩn. Nếu động tác phê chuẩn được hoàn thành vào giữa tháng Năm thì Hiệp định sẽ bắt đầu hiệu lực qua hai tháng nữa. Trong khi chờ đợi điều đó, nhiều công ty tính đến những cơ hội mới để tăng lượng cung cấp hàng hóa xuất khẩu tới Nga. Kết quả năm ngoái đã đạt tăng trưởng 4% trong thương mại song phương của chúng ta, trong đó xuất khẩu Nga sang Việt Nam tăng 26%. Tuy nhiên, chỉ trong bán niên thứ hai chúng ta mới có thể bắt đầu làm việc hoàn toàn trong điều kiện của Hiệp định này.
Về dự định của Việt Nam tham gia cả vào TTP, thì theo ý kiến của đại diện Thương mại Nga Maxim Golikov, Việt Nam vẫn còn một năm rưỡi tiến hành phê chuẩn thỏa thuận TTP. Trong thời gian đó, Nga sẽ có thể kịp thời củng cố vị thế của mình, kể cả thông qua sự hiện diện của các công ty trên thị trường, trong các dự án, các nhà máy lắp ráp và qua các đơn đặt hàng.
Về phương diện du lịch thì Việt Nam từ lâu đã dành cho công dân Nga chế độ hai tuần miễn thị thực. Đang xem xét khả năng mở rộng hạn miễn thị thực với người Nga đến 30 ngày. Mối quan tâm đến Việt Nam trong cư dân Nga đang tăng lên, nhưng để thay thế Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập thì còn là chuyện phức tạp đối với Việt Nam, bởi hạn chế từ chuyến bay xa và cơ sở hạ tầng du lịch chưa thật phát triển. Thí dụ, ở Việt Nam hầu như không nơi nào hiện hữu hệ thống All Inclusive. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn có thể thu hút một bộ phận du khách Nga đến nghỉ ngơi, tham quan.