Chính Ali al-Naimi, người kiên quyết phản đối việc Ả Rập Saudi giảm sản lượng dầu, đã công bố tin về việc Riyadh từ chối đóng băng sản lượng dầu.
Sau sự ra đi của ông Ali al-Naimi, Bộ Dầu mỏ cũng không còn tồn tại. Thay vào đó, Saudi Arabia đã thành lập một cơ quan mới —Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên khoáng sản, cơ quan này sẽ giám sát lĩnh vực dầu mỏ. Tân bộ trưởng năng lượng của nước này là Giám đốc điều hành công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, ông Khalid al-Falih, trước đây được coi như một trong những người thừa kế tiềm năng cho ông lão Ali al-Naimi.
Ông Ali al-Naimi, người quyền lực nhất trong chính sách dầu mỏ của Saudi Arabia trong hai thập kỷ qua, đã phản đối việc cắt giảm sản lượng dầu, khiến giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua.
Tuy nhiên, đầu năm nay một số phương tiện truyền thông quốc tế đã đưa tin rằng, lập trường của vương quốc này đã bắt đầu thay đổi. Theo một số báo cáo, Riyadh thậm chí sẵn sàng đồng ý với đề xuất của Venezuela để các nhà sản xuất lớn nhất đóng băng sản lượng dầu. Vào giữa tháng 4, ông Ali al-Naimi đã đến Doha để tham gia cuộc họp mà như dự kiến tại đó các bên có thể ký kết thỏa thuận đóng băn sản lượng dầu, nhưng vào thời điểm cuối cùng phái đoàn của Saudi Arabia yêu cầu để Iran cũng tham gia thỏa thuận này. Kết quả là, cuộc đàm phán Doha đã thất bại, điều đó giáng một đòn mạnh vào các nước sản xuất dầu.
Trong khi đó, các chuyên gia Nga cho rằng, lý do của việc sa thải ông Ali al-Naimi không chỉ là sự thất bại của vòng đàm phán Doha mà là các cuộc cải cách triệt để đang được thực hiện ở vương quốc Ả Rập, thành phần chính phủ phải được trẻ hóa rất nhiều.
"Sự từ chức của ông Ali al-Naimi và việc bổ nhiệm ông Khalid al-Falih vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên khoáng sản phù hợp với logic hình thành một êkíp mới của các nhà cải cách do ông Mohammed bin Salman dẫn đầu. Tất cả các bộ trưởng đã rời ghế trong quá trình đổi mới thành phần chính phủ, đều là những ông lão, ví dụ như ông Ali al-Naimi, hoặc không tỏ ý sẵn sàng tuân theo chiến lược phát triển mới, "- giáo sư Gregory Kosach từ Trường Đại học Nhân văn Quốc gia Nga (RGGU) cho biết.
Chuyên gia Nga đặc biệt lưu ý đến một thực tế rằng, trong số những người mới được bổ nhiệm không có ai thuộc hoàng tộc Saudi Arabia, mà theo ý kiến của ông Kosach, điều đó sẽ giúp chính quyền Riyadh đứng vững trước các sự thay đổi.