Tuy nhiên, tám năm trước cuộc gặp giữa Thủ tướng với George W. Bush, người tiền nhiệm của ông Obama, cũng rất nồng ấm.
Tám năm trước, chuyến thăm song phương cũng kéo theo những phản ứng gay gắt. Lần này dư luận tập trung chú ý tới Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP), hiện đang là vấn đề khẩn cấp đặc biệt sau khi tổ chức Greenpeace công bố tài liệu mật.
Đối với Obama, Hanover là một mục tiêu quan trọng, và với Merkel thì đây là "thỏa thuận đầy tham vọng", nhưng với những người phản đối, đây chính là sự chối bỏ hoàn toàn chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết trong lĩnh vực kinh tế và xã hội-chính trị — bắt đầu từ việc cho phép nhập khẩu thực phẩm biến đổi gien và kết thúc bằng việc trao đổi dữ liệu cá nhân.
Thời điểm cuộc gặp được lựa chọn cũng không hề đơn giản. Khủng hoảng Ukraine đã khôi phục lại tình trạng Chiến tranh Lạnh mới với Nga. Theo quan điểm (cũng như tính toán chiến lược), Riyadh đã xoay chiều coi Iran là đồng minh, đối tác chiến lược với Ả Rập Saudi có nguy cơ tuột khỏi tầm tay do bất đồng trong vấn đề tái thiết Trung Đông. Ngoài ra, Trung Quốc đang tìm cách thực hiện dự án Con đường tơ lụa mới, nhằm mục đích kết nối các nền kinh tế Đông Á và Trung Á, Nga và châu Âu. Vì vậy Mỹ cố gắng chống lại việc mở rộng thị trường của Trung Quốc trên nhiều cấp độ: một mặt, các nhà sản xuất thiết bị điện tử Huawei và ZTE đang bị buộc phải hoạt động tương ứng lệnh trừng phạt. Mặt khác, ông Obama đang thúc đẩy việc phê chuẩn đối tác xuyên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ, Úc và một số nước trong khu vực Thái Bình Dương. Trong tháng Hai, 12 quốc gia đã ký kết thỏa thuận này.
Không có gì đáng ngạc nhiên về áp lực đối với thỏa thuận tương tự đang tiến triển ở Châu Âu, trong bối cảnh những gì đã đề cập trên đây. Nhưng việc thủ tướng Đức tán thành thỏa thuận này thì thực sự khiến người ta kinh ngạc. Có vẻ như bà Merkel quan ngại ít hơn trước vụ bê bối gián điệp xung quanh Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, so với thông tin rò rỉ qua Greenpeace, đã hé lộ cho cộng đồng thế giới biết được nội dung của TTIP.
Đại diện các chính phủ châu Âu cần đưa ra quyết định về việc họ muốn để lại một Châu Âu như thế nào cho các thế hệ tương lai. Họ có muốn một châu Âu ngoài việc phụ thuộc vào chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ còn bị phụ thuộc kinh tế hơn nữa? Họ có muốn một liên minh giữa các quốc gia dưới sự kiểm soát toàn diện đối với người dân ngày càng bị tước quyền tham gia vào việc định đoạt cuộc sống của mình, do đó càng chuyển sang các phong trào và các đảng phái cực đoan? Hoặc châu Âu vẫn trở về với vai trò trung gian của mình, có tính đến và tôn trọng nguyện vọng của nhân dân?
Nhưng Obama và Merkel đã đưa ra quyết định rõ ràng.