Trong tương quan đó, được biết Cơ quan chuyên trách Thuế của Việt Nam đã lập Tiểu ban điều tra nghĩa vụ thuế đối với 189 cá nhân, tổ chức liên quan có tên trong Hồ sơ Panama vừa công bố.
Quyết định nêu trên do lãnh đạo Tổng cục Thuế thông qua sau cuộc họp khẩn đột xuất với các Vụ chức năng chiều 10 tháng Năm. Tiểu ban có trách nhiệm nghiên cứu, điều tra về khả năng trốn thuế của các cá nhân tổ chức liên quan đến Việt Nam trong hồ sơ Panama. Thành phần Tiểu ban gồm chuyên viên nhiều Vụ như Vụ Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban cải cách hiện đại hoá thủ tục thuế, Vụ Tuyên truyền…
Trên cơ sở kiểm tra dữ liệu nộp thuế cũng như đối chiếu với các quy định luật pháp Việt Nam, ngành Thuế sẽ có báo cáo cụ thể về tình hình thi hành luật thuế, dấu hiệu trốn thuế hay lách thuế…
Quyết định nêu trên do lãnh đạo Tổng cục Thuế thông qua sau cuộc họp khẩn đột xuất với các Vụ chức năng chiều 10 tháng Năm. Tiểu ban có trách nhiệm nghiên cứu, điều tra về khả năng trốn thuế của các cá nhân tổ chức liên quan đến Việt Nam trong hồ sơ Panama. Thành phần Tiểu ban gồm chuyên viên nhiều Vụ như Vụ Thanh tra, Vụ Tổ chức Cán bộ, Ban cải cách hiện đại hoá thủ tục thuế, Vụ Tuyên truyền…
Trên cơ sở kiểm tra dữ liệu nộp thuế cũng như đối chiếu với các quy định luật pháp Việt Nam, ngành Thuế sẽ có báo cáo cụ thể về tình hình thi hành luật thuế, dấu hiệu trốn thuế hay lách thuế…
Hồ sơ Panama là tập hợp tài liệu về việc hãng luật Mossack Fonseca đã thành lập hơn 100.000 công ty nước ngoài-offshore trong giai đoạn những năm 2005-2015. Từ trụ sở ở Panama City, công ty này đã tạo ra hàng loạt công ty không rõ danh tính và thực chất tại Panama, đảo Virgin (Anh) và nhiều "thiên đường thuế" khác, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ biểu thuế thấp hoặc nhiều ưu đãi đặc biệt.
Tuy nhiên, ranh giới giữa miễn giảm thuế hợp pháp và trốn thuế rất khó phân định, đặc biệt trong trường hợp không thể tiếp cận đầy đủ các thông tin tài chính. Sự ra đời của những công ty nước ngoài như bình phong càng làm nhạt nhoà ranh giới mong manh này.