Các chuyên gia đưa ra kết luận đó thông qua một loạt thí nghiệm trên chuột. Thoạt đầu họ cho chuột xem hai vật có hình dạng tương tự trong vòng một vài ngày, một trong số đó vẫn giữ nguyên, còn vật thứ hai thì liên tục thay đổi. Những con chuột dành thời gian đáng kể để xem xét đối tượng mới, nên các nhà khoa học cho rằng loài động vật này có khả năng ghi nhớ.
Sau đó các nhà nghiên cứu dùng các xung ánh sáng tác động lên tế bào thần kinh liên quan đến với bộ nhớ của động vật gặm nhấm trong giấc ngủ của chúng. Điều này dẫn đến thực tế rằng ngày hôm sau chuột không thể nhớ các đối tượng được xem ngày hôm qua.
Dựa trên những dữ liệu này, các chuyên gia đã đi đến kết luận rằng rối loạn giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề trí nhớ.