Chẳng hạn, theo chương trình Nunn-Lugar (Hợp tác cắt giảm mối đe doạ) mà ở Mỹ coi là bằng chứng nổi bật nhất về sự vượt trội ưu thế trí tuệ tiềm năng chiến lược của mình trước người Nga, chẳng cần bất kỳ một tiếng súng, trong hai thập kỷ nước Nga đã tự phá huỷ 7.610 đầu đạn hạt nhân, 902 tên lửa đạn đạo liên lục địa, 684 tên lửa đạn đạo cho tàu ngầm, 33 tàu ngầm hạt nhân, 498 hầm phóng tên lửa, 191 bệ phóng di động mặt đất và 492 bệ phóng từ biển, 155 máy bay ném bom chiến lược tầm xa… Nếu đem so sánh kinh phí bỏ ra với kết quả thì quả là nực cười — 8,8 tỷ USD, 40% trong số đó được chi cho các dịch vụ tư vấn của chính người Mỹ… Còn ở Nga, theo người đứng đầu Lầu Năm Góc hiện nay Ashton Carter, họ chỉ trả tiền cho những chuyên gia tham gia vào việc tiêu diệt kho năng lượng hạt nhân.
Thỏa thuận uranium có tên Gore-Chernomyrdin nằm trong diện này đã được coi là vố lừa đảo của thiên niên kỷ. Theo hợp đồng được ký kết né tránh sự biểu quyết của quốc hội, trong 15 năm Nga đã có trách nhiệm chuyển cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ 500 tấn uranium vũ khí hạt nhân tái chế, đảm bảo tới 10% sản xuất điện năng tại Mỹ, tương đương sử dụng 15 tỷ thùng dầu.
Vấn đề không chỉ là thực tế Nga nhận được có 17 tỷ USD, trong khi các chuyên gia ước tính con số lên đến hàng nghìn tỷ. Hậu quả của giao dịch này là việc Liên bang Nga đã mất tới 90% dự trữ uranium vũ khí, năm 2002 Hoa Kỳ có thể rút khỏi hiệp ước ABM-72, thừa biết Nga không còn gì để nạp cho các khối tấn công bổ sung trong hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tuy nhiên, tới lúc đó điện Kremlin không còn chạy đua theo số lượng. Thứ nhất, không còn 40 năm dự trữ để sản xuất ngần ấy số uranium quân sự được đốt trong các lò hạt nhân của Mỹ. Thứ hai, không ai mong muốn lặp lại bài học Liên Xô, đã gục ngã trong cuộc chạy đua vũ trang. Sau nhục hình xảy ra với Nam Tư, nước Nga suy yếu nhận thức rằng chính mình có thể sẽ hứng chịu số phận tương tự, Nga lên tiếng: chúng ta sẽ đáp lại một cách không cân xứng — rẻ tiền nhưng mạnh mẽ.
Đó là những lời của Vladimir Putin tại cuộc họp với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng tại Sochi, khi có tin chủ thể phòng thủ tên lửa mới của Mỹ được đưa vào hoạt động ở Romania. Nhưng ý nghĩa quân sự-kỹ thuật ở đây là gì?
Có lẽ, có thể nêu tên "Bulava", hệ thống tên lửa "Yars" trang bị các khối đầu đạn siêu thanh, phương án đường sắt "Barguzin" được đưa vào sản xuất gần đây. Tiếp đến là tên lửa hạng nặng thế hệ thứ năm RS-28 "Sarmat", có đường bay mà ABM tiềm năng cũng không thể đoán trước và khả năng huỷ diệt ghê gớm: một tên lửa đủ sức xoá sổ bang Texas. Hôm nay, đó là siêu vũ khí…
Tất nhiên, nếu tin lời Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, RS-28 không phải là thành tựu chót của khoa học và công nghệ, và các thao trường thử nghiệm của Nga không bị bỏ trống. Sự ra mắt của các "Kalibr" có cánh ở Syria chứng tỏ ngành công nghiệp quốc phòng đang thực hiện chính xác những gì cần thiết. Các lực lượng không quân vũ trụ Nga đã giáng đòn vào tổ chức "Nhà nước Hồi giáo", gây thiệt hại gấp nhiều lân so với liên minh phương Tây bao gồm hàng chục nước vũ trang tiên tiến.
Vậy có nghĩa: trong cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, cơ hội giành chiến thắng sẽ thuộc về những ai biết tính toán, ai có vũ khí hoàn hảo hơn. Cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ đang tăng tốc. Nước cờ tiếp đến thuộc về người Mỹ.