Phiên bản điện tử của tờ "China Daily" đưa tin này vào ngày thứ Hai. Ngoài ra, nhóm hải quân Trung Quốc trong khu vực sẽ có thêm một tàu cứu hộ chở máy bay không người lái và các robot hoạt động dưới nước.Dù đây không phải là một tàu chiến, nhưng, xét theo mọi việc, nó có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ dân sự và quân sự. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov nói:
"Chiếc tàu này sẽ được sử dụng để tìm kiếm và cứu nạn thuyền viên khi tàu ngầm gặp sự cố, giúp cho tàu biển bị hư hỏng, cũng như cho ngư dân và tàu dân sự bị nạn. Tàu cứu hộ còn có một mục đích khác — tìm kiếm máy bay bị rơi. Trong thời bình nó sẽ cung cấp hỗ trợ cho tất cả, và trong thời chiến - cho Hải quân Trung Quốc và các nước đồng minh".
Điều đáng chú ý là Trung Quốc đưa tin về kế hoạch này đúng vào ngày đầu tiên trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ngay sau khi ông Obama tới Hà Nội, Mỹ đã công bố tin về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Rõ ràng là Washington đang cố gắng tranh thủ cảm tỉnh của Hà Nội với các hành động của Mỹ ở khu vực biển Đông, và tất nhiên, muốn để liên minh chống Trung Quốc của các nước Đông Nam Á nằm dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Mỹ muốn để Việt Nam và Philippines, hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực, đóng một vai trò hàng đầu trong liên minh này. Chắc là Mỹ sẽ không có vấn đề với Philippines, vì Manila là một đồng minh lâu năm của Washington. Nhưng, nếu nói về Việt Nam, thì chưa chắc là Hà Nội sẽ đồng ý nhận được những hệ thống vũ khí cần thiết cho Việt Nam đổi lấy viộc xích lại gần với Mỹ và làm phức tạp thêm quan hệ với Bắc Kinh. Liệu động thái khá mạo hiểm này có thể phục vụ lợi ích của Hà Nội?
Trong khi đó, tờ báo Mỹ "USA Today" cho biết rằng, tướng Herbert Carlisle, chỉ huy Bộ Tư lệnh tác chiến của Không quân Mỹ, tỏ sự lo ngại với "hành vi cực kỳ hiếu chiến" của Không quân Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Theo lời tướng Carlisle, ông rất lo ngại vì Bắc Kinh đang áp dụng nỗ lực để thiết lập sự kiểm soát ở khu vực này". Tướng Herbert Carlisle nói: "Họ ra sức cố gắng để chúng tôi không còn hiện diện ở khu vực đó. Nếu như vậy thì họ sẽ kiểm soát bộ phận này của không gian quốc tế. Theo tôi, chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra". Ông nói thêm rằng: "Chúng ta sẽ đáp trả nếu họ có những hành động hiếu chiến và nguy hiểm".
Như vậy, diễn biến trên biển Đông có thể sẽ căng thẳng và gay gắt hơn. Rõ ràng, bây giờ mỗi bên tham gia vào vấn đề nhạy cảm này cần hành động cực kỳ thận trọng để không xảy ra những gì đáng tiếc cho bất cứ nước nào…