Tokyo, Seoul và vũ khí hạt nhân

© Fotolia / TwindesignerVụ nổ hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liệu Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tiếp tục dựa vào"chiếc ô hạt nhân" của Mỹ? Có lẽ bây giờ Tokyo và Seoul nên tiến tới sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình? Các phương tiện truyền thông phương Tây nêu câu hỏi này ngày càng thường xuyên trước thềm chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Trong chuyến công du chính thức Nhật Bản ông Obama sẽ đến thăm thành phố Hiroshima, và những người Nhật Bản lại một lần nữa sẽ nói lên ý muốn hướng tới một thế giới phi hạt nhân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở nước Nhật không có những người ủng hộ việc Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân của mình. Chuyên viên Viktor Pavlyatenko từ Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) cho biết:

"Hiện nay, một điều quan trọng đối với Nhật Bản là trong trường hợp cần thiết phải có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân trong một thời gian ngắn. Nước Nhật có đủ công nghệ và nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ này. Tokyo có khả năng tái chế plutonium-239  từ nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản trên các các nhà máy điện hạt nhân,và chắc là người Mỹ không thể kiểm soát và hạn chế hoạt động này của Nhật Bản. Trong các tuyên bố chính thức trên trường quốc tế, Nhật Bản đang tích cực tham gia phong trào không phổ biến vũ khí hạt nhân, đưa ra những sáng kiến ​​về giải trừ quân bị. Tuy nhiên, Tokyo nhận thức rõ rằng, ở giai đoạn này khó có thể đạt được bất kỳ kết quả thực tế trong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân. Vì vậy, trên lời nói Nhật Bản ủng hộ đường lối hòa bình, nhưng, trên thực tế vẫn duy trì khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của mình. "Đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ phía Bắc Triều Tiên" và "mối đe dọa từ phía Trung Quốc" chỉ là lời biện minh công khai mà Tokyo đưa ra để chuẩn bị dư luận cho quả bom nguyên tử của Nhật Bản".

Ở Hàn Quốc — đồng minh chiến lược quan trọng thứ hai của Washington trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương  — cũng có nhiều cuộc tranh luận về quyền sở hữu vũ khí hạt nhân. Ví dụ, kết quả thăm dò dư luận trong năm 2013 cho thấy rằng, 2/3 người dân Hàn Quốc ủng hộ kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với "mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên". Song, Mỹ đang cố gắng kiềm chế  ý muốn của Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân". Chuyên gia Victor Pavlyatenko nói:

"Một vài năm trước, Hàn Quốc đã sản xuất ra 20 gram từ chất thải nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, và cả nước rất tự hào với thành tích này của các nhà khoa học. Họ đã chứng minh rằng, Hàn Quốc có tiềm năng để trở thành một cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, người Mỹ đã áp dụng mọi nỗ lực để các nhà khoa học Hàn Quốc chấm dứt chương trình nghiên cứu hạt nhân".

Tuy nhiên, trong khi Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển vũ khí tên lửa hạt nhân và Trung Quốc đang củng cố tiềm lực hạt nhân của mình, chính phủ của Nhật Bản và Hàn Quốc có cái cớ để tuyên bố về quyền sở hữu vũ khí hạt nhân. Như các nhà vật lý hạt nhân thường nói, sẽ xảy ra "phản ứng dây chuyền". Và không ai sẽ nhớ rằng chính sách thô thiển của Mỹ ở khu vực này đã kích động Bình Nhưỡng và Bắc Kinh phát triển khả năng hạt nhân của mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала