Hôm Chủ nhật, ông Vongsuvan trở về từ Lào sau khi tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối tác-đối thoại của Hiệp hội này.
"Cuộc tập trận do CHND Trung Hoa nghĩ ra như là hoạch định thử nghiệm hiệu suất của Quy tắc ứng xử trên biển trong điều kiện tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Nam", — tướng Vongsuvan cho biết. Tất cả các nước thành viên ASEAN quan tâm đến ý kiến của Trung Quốc, — ông nhận xét.
Mặc dù, theo phản ánh của Bangkok Post, Việt Nam và Philippines chỉ đơn giản nói rằng "đã nghe thấy đề nghị của Trung Quốc".
Việt Nam và Philippines đang củng cố tiềm năng hải quân của mình sau hàng loạt cuộc đụng độ tàu chiến và tàu dân sự với Trung Quốc trong những năm gần đây, và để đáp trả việc Trung Quốc triển khai quân lính và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông.
Kể từ giữa những năm 1990 các nước ASEAN và Trung Quốc cố gắng thỏa thuận với nhau về Quy tắc chung cho ứng xử ở Biển Đông. Trung Quốc đòi hỏi rằng chỉ các nước hữu quan tranh chấp tham gia giải quyết mâu thuẫn. Còn các nước ASEAN và Hoa Kỳ nhấn mạnh vào việc nhanh chóng ký kết Bộ Quy tắc, có thể đưa giải quyết xung đột là vấn đề chung với các nước trong khu vực.
Giới chuyên viên Thái Lan cho rằng trong tình hình hiện tại đề nghị của Trung Quốc về tập trận hải quân chung với các nước ASEAN, mặc dù không bao gồm Hoa Kỳ trong số các thành viên, có thể sẽ là bước tiến hướng tới giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhưng các chuyên viên cũng nghi ngờ về triển vọng tiến hành một cuộc tập trận như vậy trong tương lai gần, vì rằng các quyết định trong ASEAN được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận, mà đạt được nhất trí trong trường hợp này hẳn sẽ không dễ dàng, — Bangkok Post nhận xét.