Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc-Mỹ: Sẵn sàng hợp tác trong khi vẫn còn mâu thuẫn

© REUTERS / Hyungwon KangQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không gian châu Á-Thái Bình Dương nên trở thành một khu vực hợp tác chứ không phải đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố như vậy ở Bắc Kinh tại lễ khai mạc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung —Mỹ. Đồng thời, tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á "Đối thoại Shangri-La" ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cáo buộc Trung Quốc có "những hành động leo thang chưa từng có" ở vùng Biển Đông.

Theo đánh giá của Chủ tịch Trung Quốc, trong khi hai bên cố gắng giải quyết những mâu thuẫn trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không có những rắc rối nghiêm trọng. Đồng thời, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh rằng, sự tồn tại của một số điểm khác biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là điều bình thường.

Vùng Biển Đông là một khu vực đầy mâu thuẫn. Tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn "Đối thoại Shangri-La", ông chủ Lầu Năm Góc Ashton Carter lại một lần nữa chỉ trích hành động của Trung Quốc trong khu vực. Theo ông Carter, những hành động của Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở một số vùng Biển Đông đang đe dọa an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Ashton Carter thẳng thắn cảnh báo hậu quả từ những hành động đó của Trung Quốc, và nói rằng, Trung Quốc  không nên dựng lên một "Vạn Lý Trường Thành của sự tự cô lập".

Trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, sự tương tác của hai yếu tố — "cạnh tranh" và "hợp tác" — đang trở nên phức tạp hơn. Nói cách khác, quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng phụ thuộc vào những diễn biến khó dự đoán trong khu vực. Rõ ràng là Hoa Kỳ cố gắng sử dụng tình hình phức tạp trong khu vực Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc bằng cách tăng cường các liên minh cũ và tạo ra những khối quân sự mới.

Tuy nhiên, những nỗ lực đặt gánh nặng lên vai các nước đồng minh chỉ có thể mang lại kết quả nhất thời và rất hạn chế. Nhật Bản không có nhiều khả năng gia tăng chi phí quân sự. Hàn Quốc ngày càng công khai thực thi chính sách đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Các đối tác khác của Mỹ trong khu vực, trong đó có Việt Nam, chưa có đủ nguồn lực tài chính, năng lực kỹ thuật và kỹ năng tổ chức.

Nhiều khả năng, trong tương lai gần chính sách kiềm chế Trung Quốc sẽ trở thành nặng nề hơn đối với Hoa Kỳ. Rất có thể trong vài năm tới, Mỹ sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn phức tạp, sự hiện diện ở khu vực nào trên thế giới là một ưu tiên đối với họ. Trung Quốc không có ý định tham gia vào cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ. Có khả năng, cuộc đối đầu giữa hai cường quốc sẽ được giải quyết một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, sự can thiệp của Mỹ vào những cuộc tranh chấp trong khu vực chứa đầy nguy cơ xung đột vũ trang tình cờ. Ngoài ra, hành động như vậy sẽ khởi động một giai đoạn mới của cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, lãng phí nguồn lực thay cho việc giải quyết nhiệm vụ hội nhập trong khu vực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế trên thị trường toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала