Điển hình của Anh, nơi qua cuộc trưng cầu mới đây đa số cư dân lựa chọn phương án ra khỏi EU, có thể lan truyền cảm hứng cho các nước châu Âu khác tới bước đi tương tự. Quan điểm này thể hiện trên báo Washington Post.
Theo WP, một nước trong số này có thể là Thụy Điển, vốn luôn thấy mình "tương đương như Scandinavian của Anh". Người Thụy Điển cũng từ bỏ dùng euro như một ngoại tệ, và về vấn đề chính sách của EU thì quan điểm của họ trùng hợp đến 90% với quan điểm của dân Anh. Cánh cấp tiến đang lên ở Thụy Điển có thể nêu ra câu hỏi về việc từ bỏ EU.
Còn một nước hiện diện trong "vùng nguy hiểm" là Đan Mạch. Năm ngoái, người Đan Mạch đã tiến hành trưng cầu và từ chối dành nhiều quyền hơn cho Brussels. Cũng giống như ở Anh, người Đan Mạch e ngại làn sóng dân tị nạn có thể gây hại cho sự thịnh vượng của quốc gia nhỏ bé của họ. Ngoài ra, ở đất nước này thường luôn dựa vào ý kiến của Anh trong các vấn đề chính trị châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, và tin tức về sự rời bỏ của một trong những "đại cầu thủ" có thể là mối đe dọa cho vị trí thành viên của Hy Lạp trong EU. Vấn đề cơ bản của Athens là ở chỗ việc Anh ra khỏi EU có thể làm lung lay nguyện vọng của các nước EU khác khi giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Ở Hà Lan, có ảnh hưởng không nhỏ của những chính khách hay nghi ngờ luôn nhắc rằng nếu người sở tại muốn tồn tại như một quốc gia thì cần đặt dấu chấm hết cho vấn đề dân nhập cư và Hồi giáo. Từ đây mà có thể thúc đẩy Hà Lan đi tới một cuộc trưng cầu tương tự như ở Anh. Nhân vật đứng đầu đảng cánh hữu dân túy Geert Wilders đã bày tỏ hy vọng về một kịch bản phát triển sự kiện như vậy.
Từ lâu Thủ tướng Hungary Viktor Orban được biết đến như một nhân vật không yêu mến EU. Ông này từng dự kiến tiến hành cuộc trưng cầu sẽ làm rung chuyển sự toàn vẹn của Liên minh châu Âu. Chi tiết xoáy thêm vào chỗ đau với tất cả người châu Âu là: liệu Brussels có nên bố trí dân tị nạn không cần sự đồng ý của Chính phủ các nước?
Người Pháp vốn có tiếng hay nghi ngờ thì 61% cư dân đã thể hiện thái độ tiêu cực về EU. Ngoài ra, Pháp cùng với Đức là động lực của châu Âu, nhưng lại khổ sở vì những món "vạ lây" từ những nước khác có nền kinh tế yếu kém và mức đe dọa cao của chủ nghĩa khủng bố.