Trong danh sách trừng phạt, ngoài Bộ An ninh nhân dân và Cơ quan cải tạo của Bộ Tư pháp, còn có Ủy ban về các công việc của chính phủ, gần đây mới được chuyển đổi từ Ủy ban Nhà nước về quốc phòng Bắc Triều Tiên.
Trong thực tế, biện pháp trừng phạt có nghĩa là cấm truy cập vào hệ thống kinh tế Mỹ, phong tỏa các tài khoản ở các nước thuộc quyền tài phán của Mỹ, cũng như cấm các công ty và cá nhân Mỹ liên hệ kinh doanh với các cá nhân và tổ chức bị đưa vào danh sách trừng phạt. Các quan chức Mỹ hiểu rõ ràng rằng đưa Kim Jong-un vào "danh sách đen" là chọc giận nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Vì vậy, họ kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế các tuyên bố và hành động có thể dẫn đến căng thẳng hơn nữa trong nước.
Bình Nhưỡng ngay lập tức đưa ra phản ứng của mình. Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên gọi là hành động của Mỹ là "sự tuyên chiến" và tuyên bố rằng từ nay tất cả các vấn đề với Mỹ sẽ được xử lý theo luật thời chiến.Về phía mình, từng ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 2 tháng 3 đối với Bắc Triều Tiên liên quan đến việc nước này phóng tên lửa đạn đạo, Bắc Kinh lần này phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Theo ý kiến nhà Hàn Quốc học người Nga, giáo sư Đại học Kunmin ở Seoul Andrei Lankov, trong trường hợp này, nhân tố chính cho Bắc Triều Tiên là quan điểm của Trung Quốc:
"Các biện pháp trừng phạt sẽ như thế nào, hiện vẫn chưa rõ ràng. Theo quan điểm của tôi, yếu tố chính ở đây là quan điểm của Trung Quốc. Tất nhiên, Bắc Kinh không hài lòng với hành động của Bình Nhưỡng, nhưng nghiêm túc lo ngại rằng việc gia tăng áp lực lên Triều Tiên có thể gây mất ổn định. Nếu Trung Quốc quyết định phá hoại các biện pháp trừng phạt ở dạng này hay dạng khác, họ đủ sức làm điều đó. Chúng ta không nên quên rằng gần như toàn bộ kim ngạch thương mại của Bắc Triều Tiên là thông qua Trung Quốc. Nếu Trung Quốc muốn thọc gây bánh xe của Mỹ để hỗ trợ Bắc Triều Tiên, tác dụng của các biện pháp trừng phạt sẽ đa phần giảm nhẹ đáng kể. Nếu Bắc Kinh giữ quan điểm trung lập, các cú đánh vào Bình Nhưỡng sẽ nhạy cảm hơn, nhưng không phải là thảm họa. Còn nếu như Trung Quốc tích cực thúc đẩy các biện pháp trừng phạt thì có thể đẩy Bắc Triều Tiên trở lại quá khứ khá xa".
Xin nói thêm, sau 5 tháng đàm phán, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã đưa ra được quyết định chung để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) tại Hàn Quốc. Tuyên bố đó càng thúc đẩy Trung Quốc chống Hoa Kỳ. Bắc Kinh lo ngại, và không phải không có lý do, rằng hệ thống THAAD sẽ gián tiếp đe dọa Trung Quốc. Gần đây, bất kỳ mọi hành động chung nào của Mỹ với các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực đều gây khó chịu nhiều hơn so với các vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên và tham vọng hạt nhân của Kim Jong-un.