Khám phá di tích cổ nhất của con người tại vùng Vịnh Ba tư

© Flickr / Sorosh TavakoliĐảo Gheshm thuộc Iran trong vùng Vịnh Ba Tư
Đảo Gheshm thuộc Iran trong vùng Vịnh Ba Tư - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong quá trình khảo cổ tại đảo Gheshm thuộc Iran trong vùng Vịnh Ba Tư đã phát hiện các công cụ bằng đá từ thời đại đồ đá Paleolithic.

Đại diện của Tổ chức di sản văn hóa, đồ thủ công và du lịch Iran Seyyed Morteza Rahmati trong  cuộc phỏng vấn với hãng tin Merh kể lại rằng vào giai đoạn cuối kỷ Băng hà, đảo Qeshm nối với đất liền bằng lớp băng phủ trên bề mặt.
"Trong quá trình nghiên cứu  vùng Bam-e Keshm, gần ngôi làng Tabl và Salkh,  chúng tôi tìm thấy các công cụ  bằng đá cuội, được chế tác cẩn thận  bởi bàn tay con người. Hiện vật  được làm từ các loại đá khác nhau. Các dụng cụ cắt chém được làm từ đá silic và đá núi lửa. Niên đại đồ đá được xác định là giữa thời kỳ Trung Đồ đá cũ", — ông giải thích.

Những kết luận ban đầu của các nhà khoa học chứng minh giả định rằng địa điểm này là một xưởng cổ sản xuất công cụ thường dùng của người nguyên thủy. Do trữ lượng đá dồi dào nên đồ dùng đã được chế tạo ở đây và được sử dụng ở bên ngoài khu vực.

"Thời kỳ trung Đồ đá cũ bắt đầu gần  200000 năm trước và kết thúc khoảng gần 40000 năm trước với sự xuất hiện của con người hiện đại. Những hiện vật tìm thấy liên quan đến thời kỳ này trước đó cũng được phát hiện ở núi  Zagros và vùng cao nguyên Iran",  ông Rahmati nói.
Bam-e Qeshm là một khu vực mở và rộng lớn gần công viên địa chất. Lần đầu tiên vùng này được nghiên cứu vào năm 2005. Khu vực này sẽ sớm được đưa vào danh sách di sản văn hóa quốc gia. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала