Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Sau phán quyết Tòa trọng tài The Hague: Leo thang mâu thuẫn hay tìm kiếm thỏa hiệp?

© Sputnik / Alexandr VilfBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng nhau đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Liệu đây có phải là bước đầu tiên để tìm tới một thỏa hiệp sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague hay không?

Tòa trọng tài ở The Hague phán quyết rằng  Trung Quốc không có cơ sở pháp lý khẳng định các quyền lịch sử để khai thác tài nguyên trong phạm vi "đường chín đoạn." Theo phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc không thể tuyên bố chủ quyền khu vực đặc quyền kinh tế tại khu vực quần đảo Trường Sa. Tòa cũng ghi nhận sự bất hợp pháp của việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuy nhiên bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng quyết định của tòa trọng tài sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trong khu vực này.

Theo giáo sư Vladimir Kolotov, nhà Đông phương học Nga nổi tiếng, người đứng đầu tổ bộ môn lịch sử các nước Đông Á của Đại học liên bang St. Petersburg, phán quyết của tòa trọng tài có thể là một bước theo hướng gia tăng căng thẳng trong khu vực.

"Ở Trung Quốc pháp luật quốc tế không có quyền tối thượng đối với pháp luật trong nước. Trung Quốc đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực trong vấn đề chủ quyền của mình ở Biển Đông nên sẽ không lùi bước. Và cũng không nước nào ở Đông Nam Á sẽ làm điều đó. Các nước Đông Nam Á sẽ gia tăng chi tiêu quân sự, Mỹ sẽ giúp họ trong việc này. Để làm điều đó, Mỹ đã bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực sẽ gia tăng với tốc độ  nhanh hơn. Tình hình sẽ bất lợi cho các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Và chỉ có Mỹ được hưởng lợi trong việc sử dụng sự bất mãn của các nước nhỏ để hành động bảo vệ họ và lập ra mặt trận chống Trung Quốc và giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Cuộc xung đột có thể diễn ra trong thời gian rất dài, người Mỹ có thể thúc đẩy và biến nó thành cuộc chiến tranh khu vực. Điều đó không cần thiết cho bất cứ ai".

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản, Việt Nam, Philippines: Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của tòa The Hague

Theo ông Kolotov, tình hình này chỉ có một lối thoát. Các nước xung đột phải thỏa thuận với nhau. Họ cần phải đi tới thỏa hiệp để tìm ra giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Điều này đòi hỏi sự sáng suốt chính trị và trách nhiệm rất lớn, nhưng không có cách nào khác. Philippines đã hành xử một cách khôn ngoan và hướng tới tòa án quốc tế. Đây là tín hiệu cho thấy tình hình đang cố gắng trở về khuôn khổ pháp lý. Tuy nhiên, chỉ có các nước trong khu vực mới tìm ra giải pháp mà không cần đến lực lượng thứ ba.

Nga ngày càng quan ngại trước sự phát triển xung đột và kêu gọi các bên, trong đó có các đối tác của mình, tìm giải pháp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Bây giờ tại khu vực đang quan sát thấy có sự cân bằng lực lượng, trong đó có vai trò quan trọng của vũ khí Nga. Nhưng nếu thay đổi sự cân bằng này, khi có sự va chạm giữa các cường quốc thì các nước vừa và nhỏ sẽ rơi vào vùng đệm. Điều này cũng đã được minh họa bằng các ví dụ về Nam Tư và Iraq, Syria, Libya và Ukraine. Các cường quốc hạt nhân — Hoa Kỳ và Trung Quốc — sẽ giải quyết vấn đề của họ bằng số phận của các quốc gia nhỏ. Và chúng ta cần phải cố gắng tránh điều này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала