Cụ thể, nhóm hàng giao thông có mức tăng lớn nhất, tới 1,19% trong tháng 7; kế đến là hàng hoá và dịch vụ tăng 0,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,14%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; còn thiết bị và đồ dùng gia đình chỉ nhích nhẹ 0,06%.
Nếu tháng trước hàng hoá, dịch vụ ăn uống nằm trong nhóm hàng có mức tăng thấp (0,03%), thì tới tháng này lại bất ngờ giảm tới 0,05%. Nhóm hàng bưu chính viễn thông có tháng thứ 2 liên tiếp giảm ở mức 0,1%.
Dù tốc độ tăng CPI tháng 7/2016 bằng tháng 6 của năm 2015, nhưng vẫn là mức tăng thấp nhất trong 4 năm qua. Cụ thể, CPI tháng 7/2013 so với tháng 6/2012 tăng 0,27%, tháng 7/2014 tăng 0,23% và tháng 7/2015 tăng 0,13%.
Theo Tổng cục Thống kê, do tác động tâm lý từ việc Anh rời EU, giá vàng trong nước có lúc đã tăng ở mức gần 40 triệu đồng một lượng, chênh lệch khá xa giữa giá mua — giá bán và giá thế giới sau khi quy đổi. Tuy nhiên ngay sau đó giá vàng trong nước đã nhanh chóng quay đầu giảm về mức trên 37 triệu đồng một lượng. Chỉ số giá vàng tăng mạnh trong tháng 7, tới 5,36%, đã góp phần vào mức tăng chung của CPI cả tháng.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,1% so với tháng trước, tăng 1,85% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2016 lạm phát cơ bản tăng 1,81% so với cùng kỳ.
Nguồn: vnexpress.net