"Bà Irina Bokova trở nên không hợp ý Washington từ năm 2011, khi UNESCO do bà lãnh đạo đã lên tiếng công nhận Palestine. Khi đó, Israel và Hoa Kỳ thậm chí ngừng đóng góp kinh phí và ngân quỹ của UNESCO giảm gần 22%. Còn bây giờ, do những năm bà học tập ở Matxcơva, phương Tây hầu như cho rằng bà Irina Bokova là bạn của ông Vladimir Putin. Và chừng đó là đủ để các nhân vật Anglo-Saxons — người Mỹ và người Anh — phản đối việc bầu chọn nữ ứng viên này vào chức vụ lãnh đạo Liên Hợp Quốc. Họ khá là hăng hái thuyết phục những thành viên khác trong Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chống Bokova. Có lẽ điều đó phần nào tác động khiến trong vòng đầu tiên bà chỉ ở vị trí thứ ba, mặc dù từ rất lâu trước đó Irina Bokova vẫn luôn là nhân vật được yêu thích. Ứng viên Bokova quả thực có những điểm ưu việt lợi thế. Nhờ quan hệ với Matxcơva, bà sẽ dễ dàng hơn tìm ra sự thỏa hiệp giữa các nhóm mâu thuẫn nhau trong Hội đồng Bảo an. Bà cũng có thể gánh vác vai trò tích cực của một chính khách-nhà bảo vệ hòa bình, đủ sức dung hòa những quan điểm đối lập, và điều đó hết sức quan trọng. Nhưng cuối cùng mọi thứ tùy thuộc vào sự thỏa thuận trong năm thành viên cơ bản của Liên Hợp Quốc, và, tất nhiên, là của Nhà Trắng và điện Kremlin. Và tôi cho rằng ở đây không thể thiếu được sự nhân nhượng".
"Cá nhân tôi không mấy tin rằng vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hôm nay sẽ được trao cho một đại diện của Đông Âu, vì rằng LHQ từ lâu đã trở thành sàn đấu dành cho phương Tây. Do đó, nhân vật "cầm cân nảy mực" đứng đầu Liên Hợp Quốc hẳn phải thiên về phía thế lực tác động đến việc lựa chọn Tổng thư ký mới. Còn về ông Ban Ki-moon, cần phải đánh giá đúng phần đóng góp của ông. Trong thập niên ở cương vị quan trọng này, ông đã thành công là không cãi cọ với ai mà luôn thể hiện sự mềm dẻo linh hoạt to lớn. Ông không giải quyết được những vấn đề quốc tế hệ trọng, nhưng cũng không làm tình hình tồi tệ thêm. Trong khi đó, vì những nguyên nhân khách quan, Liên Hợp Quốc hôm nay đang mất dần uy tín và ảnh hưởng. Và càng ngày tổ chức thế giới này càng biến thành kiểu một câu lạc bộ tranh biện, thay vì là một cơ cấu với những quyết sách có thể được đưa vào đời sống hiện thực. Ngoại trừ những trường hợp cá biệt, khi những cầu thủ mạnh quan tâm đến", — chuyên viên Georgy Toloraya kết luận.