Theo bác sĩ Canavero, ca phẫu thuật này trước hết sẽ giúp cho những người bị ung thư và thoái hóa cơ bắp.
Ngoài những vấn đề công nghệ và khoa học, ca phẫu thuật này gây ra một số vấn đề đạo đức, có những mâu thuẫn trong cộng đồng các nhà khoa học và sự thiếu hiểu biết trong xã hội. Trước hết hãy nói về vấn đề đạo đức.
Cấy ghép linh hồn làm thay đổi nhân cách? Cấy ghép nội tạng làm nảy sinh nhiều vấn đề về tâm lý
Có ý kiến cho rằng, việc cấy ghép cơ thể con người chắc chắn sẽ dẫn đến việc người nhận sẽ có những thay đổi về nhân cách.
Theo khái niệm này, sau khi chết linh hồn vẫn còn trong cơ thể con người, vì thế sau ca phẫu thuật người nhận sẽ có những nhân cách của người hiến.
Những người theo khái niệm này lo ngại về những hậu quả có thể xảy ra trong trường hợp các cơ quan của kẻ tội phạm bị phạt án tử hình phục vụ cho việc cấy ghép. Ngoài ra, về mặt đạo đức, người nhận khó có thể chấp nhận cơ thể của người khác, đặc biệt nếu đây là cơ thể của tội phạm.
Những kinh nghiệm cấy ghép cho thấy rằng, có những trường hợp khi người nhận tự tử vì không thể chấp nhận sự hiện diện của một cơ quan được lấy từ người đã chết.
Nhìn từ góc độ khoa học, những vấn đề này chỉ tồn tại ở cấp độ tâm lý con người. Ví dụ, trong trường hợp ghép chân tay, cần phải chuẩn bị tâm lý lâu dài để người nhận chấp nhận bàn tay của người khác. Do đó, cần phải lựa chọn cẩn thận những người nhận thông qua các đợt kiểm tra lâm sàng và tâm thần.
Con người sẽ không thể kiểm soát cơ thể sau ca phẫu thuật?
Hầu hết những người chống lại ca phẫu thuật này đều cho rằng, nếu sử dụng các kỹ thuật cấy ghép hiện nay thì không thể khôi phục lại khả năng vận động và phục hồi khả năng kiểm soát của cơ thể, và trong trường hợp tốt nhất nếu cấy ghép thành công thì người nhận chỉ có thể cảm thấy gương mặt của mình.
Liệu ca phẫu thuật làm cho cuộc sống sau này trở thành không thể chịu nổi có thể được gọi là một "hành động nhân đạo"? Theo Canavero, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tác động vào phần não bộ chịu trách nhiệm cho sự tự nhận thức. Ông cũng lưu ý rằng, các cuộc nghiên cứu về nhận thức cho thấy rằng, tự ý thức chỉ là một ảo tưởng có thể thay đổi được tùy theo ý muốn của con người.
Hơn nữa, hiện có các công nghệ "thực tế ảo nhập vai" (gọi tắt là IVR — một thực tại nhân tạo được tạo ra trong tâm trí dưới ảnh hưởng của hệ thống kỹ thuật). Với công nghệ này chân tay giả có thể mang cảm giác như thật, và con người có thể điều khiển chúng bằng suy nghĩ.
Ví dụ, gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành ca phẫu thuật ghép bàn tay giả cho một người tình nguyện giúp người đeo cảm nhận xúc giác như thật.
Điều tương tự có thể nói về ca phẫu thuật cấy ghép đầu. Bác sĩ Canavero lập kế hoạch, một vài tháng trước ca mổ sẽ sử dụng công nghệ IVR để người nhận thích nghi với cơ thể mới. Để đảm bảo hiệu quả tối đa trong quá trình này sẽ dùng thôi miên.
Những mâu thuẫn tôn giáo trong vấn đề cấy ghép nội tạng
Ở Italia những vụ lấy đi nội tạng của người đã chết để cấy ghép cho người khác gây ra những tranh cãi, và Giáo hội Công giáo lên án mạnh mẽ việc thực hành cấy ghép các cơ quan của con người đã chết. Nhưng, Giáo hội Chính thống Nga chấp nhận việc chào bán bản thân hoặc các bộ phận của cơ thể mình như một sự hy sinh cho người khác vì đó là một biểu hiện của tình yêu Kitô giáo mà điều đó thậm chí nêu ra trong "Đạo lý xã hội của giáo hội Chính thống giáo Nga".