Washington mất uy tín, Moskva tăng điểm

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhVladimir Putin và Tayyip Erdogan
Vladimir Putin và Tayyip Erdogan - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một cuộc hội đàm giữa các tổng thống Azerbaijan, Iran và Nga đã diễn ra tại Baku, thủ đô Azerbaijan, ngày 8 tháng Tám. Ngày 9 tháng Tám – Tổng thống Vladimir Putin tiếp người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại St Petersburg.

Tiếp đến vào ngày mùng 10, nguyên thủ Nga đón Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan tại Moskva.

          Ba cuộc gặp trong ba ngày với sự tham gia của các quốc gia quan trọng nằm ở khu vực Bắc Trung Đông và đều với sự có mặt của Nga. Phải chăng đây vừa là tín hiệu, vừa là kết quả tái định dạng của khu vực nóng bỏng nhất thế giới hiện nay cùng với có ai trò lớn mạnh của Nga ở đây?— nhà bình luận chính trị Vladimir Lepekhin của hãng tin Rossiya Segodnya đặt câu hỏi. Ông viết:

         Cuộc gặp của các tổng thống Azerbaijan, Iran và Nga tại Baku xứng đáng là một trang mới trong bối cảnh địa chính trị hiện đại, tuy được chờ đợi khá lâu nhưng lại bị cản trở bởi các thế lực mưu toan kiểm soát toàn bộ Trung Đông cũng như từng quốc gia riêng biệt.

         Tôi không loại trừ rằng cuộc tiếp xúc ở Baku sẽ là khúc dạo đầu cho sự hình thành ở Trung Đông (hoặc ít nhất là ở phía bắc Trung Đông) những định dạng mới và tự lập của sự hợp tác giữa các nước.

         Azerbaijan, Iran và Nga là ba cường quốc hydrocarbon. Khách quan mà nói, họ là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây là thực tế bị các thế lực muốn kiểm soát thị trường hydrocacbon toàn cầu lợi dụng, để gây chia rẽ các nước Trung Đông, ngăn cản họ tham gia đối thoại. Theo tôi, kết quả hàng đầu và quan trọng của sự hợp tác giữa các nước này (với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ) phải là một giải pháp chung (đồng thuận) cho các vấn đề liên quan đến nỗ lực hội nhập họ trong lĩnh vực vận chuyển hydrocarbon.

Các Tổng thống Iran, Azerbaijan và Nga - Sputnik Việt Nam
Baku đề xuất lập hành lang năng lượng giữa Azerbaijan-Nga-Iran

Sự phối hợp nỗ lực của các nước Cận Đông trong việc phát triển liên lạc vận tải và hậu cần là cực kỳ quan trọng. Azerbaijan, Iran và Nga, cũng như Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Israel và một loạt nước khác trong khu vực có triển vọng tham gia một thị trường Á-Âu thống nhất (Khu vực thương mại tự do Á-Âu). Cơ sở hạ tầng cho thị trường này cần được gây dựng ngay từ bây giờ.

          Giới tinh hoa chính trị của Trung Đông ngày càng nhận thức rõ rằng phương Tây không hẳn chỉ là nguồn đầu tư phát triển kinh tế mà phần lớn là nguồn gốc của những vấn đề gây đau đầu thường xuyên và leo thang chiến tranh. Dường như không chỉ Iraq, Libya, Yemen, Syria và Iran, mà cả cộng đồng các dân tộc Turk ở Trung Đông cũng đang bắt đầu hiểu ra điều này. Đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà với những nỗ lực của phương Tây đã hình thành một mô hình kiểm soát đất nước từ bên ngoài — thông qua nhóm quân đội tham gia hệ thống NATO. Kết quả là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bị qua mặt trong những quyết định có tính định mệnh, ví dụ, vụ tấn công máy bay Nga.

         Hôm nay, các phương tiện truyền thông tự do và các chuyên gia thân phương Tây dùng hình ảnh "nhà độc tài" và "Hồi giáo cực đoan" Tayyip Erdogan để đe dọa người dân Thổ Nhĩ Kỳ, họ làm ngơ trước thực tế số phận đất nước không quá phụ thuộc vào nhiệt huyết sùng đạo của ông Erdogan mà là việc "nhà độc tài" thân Mỹ hay thân Á-Âu sẽ lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới tinh hoa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có hai cách lựa chọn — hoặc họ chấp nhận sự o ép của Hoa Kỳ, hoặc cố gắng thoát khỏi nó để hướng tới một chính sách độc lập. Rõ ràng, nhóm ông Erdogan đã chọn giải pháp thứ hai. Vấn đề không còn là ông Erdogan, mà là số phận của một đất nước ràng buộc khách quan với Liên minh Kinh tế Á-Âu, nhưng do hoàn cảnh trước kia đã trở thành một thành viên NATO và 53 năm qua vô vọng mong chờ làm thành viên EU.

           Trong tình hình thế giới ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ chẳng còn lý gì để gõ vào những cánh cửa im lìm của một Liên minh châu Âu suy đốn và tiếp tục phục dịch trong "bánh răng cưa" của nước Mỹ vốn ngày càng nhiều khó khăn.

Recep Tayyip Erdogan - Sputnik Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ nối lại dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và "Akkuyu"

         Mặc dù có nhiều vấn đề lớn nội bộ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một quốc gia đang phát triển năng động nhất ở khu vực, tích cực bảo vệ tính độc lập chủ quyền. Nga mong muốn một quốc gia như vậy sẽ là đồng minh chứ không phải đối thủ. Đó là lý do tại sao các tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đành gọi người đồng nhiệm là "người bạn" không vì mối thiện cảm cá nhân mà bởi tính thiết thực địa chính trị.

        Phía Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng, sự hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng chỉ là một trong nhiều chủ đề hội đàm giữa hai vị tổng thống. Theo Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga, ông Umit Yardym, "các tổng thống, trong quá trình đàm phán ngày mùng 9,  phác thảo một lộ trình đưa mối quan hệ của chúng ta lên cấp độ mới có chất lượng."             

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала