Điều này đã được phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau công bố tại cuộc họp báo hôm thứ Tư.
"Chúng tôi nhận được báo cáo về chủ đề này. Việt Nam đã triển khai các hệ thống tên lửa tầm ngắn trên một số tiền đồn của họ ở quần đảo Trường Sa." — đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Về câu hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng nói chuyện để Hà Nội xem xét lại quyết định về việc triển khai vũ khí tên lửa ở quần đảo Trường Sa hay không, nhà ngoại giao cho biết:
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên tham gia tranh chấp lãnh thổ tránh các hành động làm gia tăng căng thẳng, vì vậy là có."
Việt Nam triển khai tên lửa ở quần đảo Trường Sa
Theo các nguồn tin tình báo, Việt Nam chuyển tới Biển Đông các tên lửa Israel sản xuất EXTRA, có khả năng đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trong vòng bán kính 150 km. Do tên lửa được điều hành bởi máy bay không người lái, điều đó giúp đánh trúng một số mục tiêu trên mặt đất, cũng như trên biển. Điều này gây nguy hiểm cho các cơ sở của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo được bồi đắp trong những năm gần đây trên quần đảo tranh chấp, bao gồm các đối tượng như đường băng, nhà chứa máy bay, bến cảng và các ngọn hải đăng.
Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.