Tuần dương hạm Rạng Đông trên bờ biển Việt Nam: 12 năm trước cuộc Cách mạng Nga

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhTuần dương hạm Rạng Đông
Tuần dương hạm Rạng Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Việt Nam, nhiều người biết rằng tuần dương hạm Rạng Đông đã bắn đại bác mở đầu cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917 ở Nga.

Họ cũng biết tàu Rạng Đông đã bắn vào các đội quân phát xít Hitler trong giai đoạn Leningrad bị phong tỏa hồi Thế chiến II. Sau đó, tàu Rạng Đông trở thành bảo tàng trên bến sông Neva và nhiều đoàn đại biểu Việt Nam đã ghé thăm tuần dương hạm này khi đến thành phố Leningrad, bây giờ đổi tên là St. Petersburg. Trong sổ vàng lưu niệm của con tàu bảo tàng có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam.

Tuy nhiên, có lẽ không mấy người Việt Nam biết về lịch sử tàu Rạng Đông trước cách mạng tháng Mười Nga. Đây là điều đặc biệt thú vị vì liên quan với Việt Nam. Sử gia Moskva Maxim Syunnerberg cho biết:

"Tàu tuần dương Rạng Đông bắt đầu được xây dựng từ tháng 5 năm 1897 và đến tháng Bảy năm 1903 thì bắt đầu hoạt động. Thủy thủ đoàn gồm 570 người. Vũ khí trên tàu gồm bốn mươi khẩu đại bác và ba ống phóng ngư lôi. Tàu tuần dương bắt đầu trận đánh đầu tiên trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905. Trong thành phần đội tàu của hạm đội Thái Bình Dương, tàu Rạng Đông đã tham gia trận hải chiến bi tráng của Hạm đội Nga ở Tsushima trong vùng biển Nhật Bản. Trên đường đến Tsushima, cũng như các tàu khác của hạm đội Nga, tàu Rạng Đông đã neo đậu một tháng trên bờ biển Việt Nam. Bác sĩ của tàu là ông Kravchenko và thuyền trưởng Yegorev (sau này thiệt mạng trong trận hải chiến ở Tsushima) đã để lại những ghi chép thú vị về sự kiện này."

Cam Ranh - Sputnik Việt Nam
Những tàu chiến nước ngoài đầu tiên ở Cam Ranh cách đây 111 năm
Và đây là những gì mà ta biết được qua nhật ký của hai người đó:  

Tàu Rạng Đông đến Cam Ranh sáng sớm ngày 1 tháng Tư năm 1905. Vịnh Cam Ranh khiến các thủy thủ Nga kinh ngạc vì kích thước rộng lớn của nó. Hai lối ra biển lập tức được chặn lại để tránh sự tấn công của tàu khu trục Nhật Bản. Tàu Rạng Đông ở Việt Nam tất cả 12 ngày, xen kẽ nhiệm vụ trực chiến, bốc than, lương thực và diễn tập trên biển. Thuyền trưởng Egorev đã lên bờ chơi vài lần. Ở đó, ông thấy có ngôi làng nhỏ với những ngôi nhà bằng đất mái tranh khá nghèo nàn. Ngôi làng chỉ được trang trí bằng vài chục cây dừa. Trên bãi biển có mấy chiếc thuyền tre. Trong làng có ngôi chùa nhỏ lợp ngói. Người dân trong làng gầy gò và ăn bận nghèo nàn.

Nhật ký của bác sĩ Kravchenko ghi lại tiệc champagne đầu tiên ở Cam Ranh. Con tàu vận tải chở tới đây 12.000 đôi giày và hàng trăm thùng sâm panh dành cho các sĩ quan. Phu khuân vác đã mở thùng, đập cổ chai và uống thứ rượu đó. Ban chỉ huy Rạng Đông cố gắng ngăn họ đừng làm như vậy nhưng không có kết quả.

Sáng ngày 13 tháng 4, tàu Rạng Đông rời vịnh Cam Ranh và chuyển đến Vân Phong. Tại đó, công việc bốc hàng ít hơn, các tàu Mỹ vận chuyển thực phẩm sợ tàu Nhật nên không chịu theo tàu Nga quá khu vực bắc vịnh Cam Ranh. Nhưng rất may là có các thuyền mành Việt Nam mang hàng hóa dồi dào ra bán cho thủy thủ Nga. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau người Nga phát hiện ra rằng tiền mà họ được thối lại là tiền giả. Tư lệnh trưởng giải thích rằng đó là sản phẩm của Nhật Bản lan đến Việt Nam từ Viễn Đông.

Khi tàu dừng ở Vân Phong cũng có một vài hoạt động săn bắn vui vẻ, nhưng chỉ dành cho sĩ quan. Hóa ra thủy thủ Nga là những tay thợ săn tồi: chiến lợi phẩm của họ là ba con dê, con công và con bê mua của chủ trại với giá 25 đồng.

tàu tuần dương Nga Oryol - Sputnik Việt Nam
Khi nào tàu Nga đầu tiên cập bến cảng Việt Nam?
Ngày 26 tháng 4, tàu Rạng Đông đến đảo Hòn Lớn. Đây là bến đậu cuối cùng ở Việt Nam. Nhật ký của tác giả kể rằng ở Cam Ranh, Vân Phong cũng như ở Hòn Lớn, giữa các thủy thủ và người dân địa phương không hề có xung đột. Toàn đội nhanh chóng bốc dỡ than từ các tàu vận tải để họ đưa tàu không về Sài Gòn. Ngày 1 tháng 5 năm 1905 chiến hạm Rạng Đông cùng toàn bộ đội tàu Nga rời vùng biển Việt Nam. Mục tiêu của họ là về đến Vladivostok. Nhưng chỉ có bốn tàu thực hiện được nhiệm vụ này. Bởi vì ngày 14 tháng Năm đội tàu Nga bị hạm đội Nhật Bản chặn đường trong vùng biển Nhật Bản, ngoài khơi đảo Tsushima. Tàu Rạng Đông bắt đầu một cuộc đấu pháo với tàu tuần dương Nhật Bản "Izumi" và khiến tàu này hỏng nặng. Nhưng bản thân tàu Rạng Đông cũng bị trúng 18 phát đại bác trực tiếp, 99 thủy thủ thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên, Rạng Đông đã vượt qua vòng vây của tàu chiến Nhật Bản và tới Philippines. Từ đó tàu đã đến Sài Gòn.

Năm 1906, Rạng Đông trở về nước, được sửa chữa và trở thành tàu huấn luyện. Nhiều lần tàu thực hiện những chuyến tuần dương đến Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Năm 1914, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, tàu Rạng Đông đã tham gia rải thủy lôi và tuần tra trên biển Baltic. Tháng 11 năm 1916, tàu tuần dương được đưa đi đại tu. Trong xưởng sửa chữa có nhiều công nhân là bolshevik. Chính những người này đã tuyên truyền và thuyết phục các thủy thủ tham gia cách mạng. Chiến hạm Rạng Đông là tàu đầu tiên kéo cờ đỏ trong số các tàu của Hạm đội Baltic.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала