Vào cuối năm 2014, các đại biểu của Verkhovna Rada (Quốc hội) đã sửa đổi Hiến pháp Ukraina, từ bỏ quy chế nhà nước không liên kết. Theo học thuyết quân sự mới, Ukraina chủ trương gia nhập NATO: đến năm 2020 lực lượng vũ trang Ukraina phải tương thích đầy đủ với các tiêu chuẩn NATO.
Tuy nhiên, trong tương lai gần Ukraina khó có thể gia nhập NATO. Nhà phân tích Andrey Koshkin, Chủ nhiệm Bộ môn Chính trị học và Xã hội học thuộc Học viện Kinh tế Quốc gia Moskva Plekhanov, đã nói lên ý kiến này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Hiện nay, khối Bắc Đại Tây Dương không có ý định thực hiện bất kỳ thay đổi lớn. Một mặt, đáng lẽ NATO phải thúc đẩy quá trình thực hiện thỏa thuận Minsk mà châu Âu yêu cầu phải làm như vậy. Mặt khác, họ không muốn để Ukraina xa lánh NATO, đồng thời không muốn kết nạp Ukraina vì quyết định này gây tốn kém quá mức. Nói cách khác, NATO không tỏ ý muốn "đầu tư" vào Ukraina mà muốn có một "thợ phụ" liên tục tiến hành các chiến dịch thổi phồng về mối đe dọa từ nước Nga. Dù NATO không phải là một đối tác chiến lược của Nga, nhưng, khối này không muốn công khai đối đầu với Nga. Với một khái niệm như vậy NATO phải tìm kiếm những nước giống như Ukraina, để thường xuyên nghe "tiếng chó sủa dữ dội" cảnh báo về nguy cơ từ phía Nga".
"Theo ý kiến của tôi, NATO muốn hạn chế bởi cuộc cải cách quân đội. Ví dụ, các cơ quan của NATO cùng với Quốc hội Ukraina đã chuẩn bị Luật về thành lập các đơn vị thực hiện chiến dịch đặc nhiệm. Và những kẻ phá hoại chuẩn bị tấn công khủng bố bị bắt giữ ở Crưm thuộc phạm vi thẩm quyền của các đơn vị đó. Nhân tiện xin nói luôn, NATO đang tập trung sự chú ý không chỉ đến khu vực Donbas, mà còn đến bán đảo Crưm. Nếu nói về căn cứ NATO, thì Kiev sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có căn cứ trên đất của mình, thường xuyên hướng tới Brussels và Washington yêu cầu bố trí thành phần nào đó ở Ukraina. Nhưng phương Tây chưa sẵn sàng làm như vậy".