Bộ phận quản lý mạng xã hội không cho phép công bố bức ảnh nổi tiếng "Nỗi kinh hoàng của chiến tranh" hay còn gọi "Em bé napalm" do phóng viên Nick Út của Associated Press chụp vào năm 1972. Bức ảnh mô tả cảnh tượng những đứa trẻ Việt chạy trên đường nhựa, ngay sau khi Không quân miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Mỹ thả bom napalm vào dân thường.
Facebook removes iconic image of girl fleeing Napalm attack during Vietnam war from a post on grounds of nudity. pic.twitter.com/4JcHruB0ez
— Man in Black (@69mib) 9 сентября 2016 г.
Những người đại diện Facebook loại bỏ tấm ảnh đoạt giải Pulitzer vì trong số những đứa trẻ chạy trốn bom napalm có hình ảnh bé gái trần truồng vừa chạy vừa vứt bỏ quần áo đang cháy khỏi thân mình với nhiều vết bỏng.
Facebook just blocked Norwegian Prime Minister’s account for posting Napalm Girl photo. Stunning: censorship of democratic leader by FB.
— Grzegorz Piechota (@g_piechota) 9 сентября 2016 г.
Hôm nay tờ báo dành toàn bộ trang nhất đăng lời kêu gọi gửi đến nhà sáng lập và CEO Facebook, cáo buộc Mark Zuckerberg tội lạm dụng quyền lực. Tổng biên tập báo nhấn mạnh rằng, Aftenposten sẽ tiếp tục công bố những bức ảnh mà Facebook không mong muốn, bất chấp nguy cơ chặn tài khoản của tờ báo trên mạng xã hội.