Ngay cả những người xa lạ với y học có lẽ cũng đã nghe nói về nhà khoa học-thí nghiệm Demikhov từng tạo ra chó có hai đầu. Thái độ của đồng nghiệp đối với nhà khoa học Liên xô lúc sinh thời rất phức tạp: có những lời chỉ trích gay gắt về những thí nghiệm ghép bộ phận cơ thể và cả lòng ngưỡng mộ chân thành.
Ngày nay, thành tựu của nhà khoa học Demikhov được công nhận trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có hơn 50.000 ca cấy ghép các cơ quan khác nhau, trong đó ở Nga có khoảng một nghìn người được thực hiện. Hầu hết (khoảng một ngàn ca) là cấy ghép thận. Trong hai năm vừa qua, khối lượng ca cấy ghép các bộ phận cơ thể quan trọng khác đã tăng đáng kể, ví dụ,thay tim — gấp hai lần, thay gan — gấp ba lần.
Đang phát triển thành công các lĩnh vực cấy ghép mới trong thực tế lâm sàng Nga — cấy ghép phổi và ghép đa phủ tạng. Theo quy định, thuật ngữ này có nghĩa là việc cấy ghép hai bộ phận: gan- thận, tim- phổi, lá lách và thận. Việc cấy ghép lá lách và thận rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận mãn tính và bệnh tiểu đường type I.
Các cơ quan chăm sóc y tế của Nga đang tìm cách giảm thời gian chờ đợi bộ phận cấy ghép. Hiện nay có 43 tổ chức y tế tại 22 vùng của đất nước đang thực hiện ghép nội tạng. Công việc của họ dựa trên những thành tựu mới nhất của y học lâm sàng và những ngành"khoa học"có liên quan như: miễn dịch học, sinh học phân tử và hóa sinh học, cơ chế sinh học và công nghệ sinh học.
Một hướng thực nghiệm mới là hệ thống hỗ trợ tuần hoàn cấy ghép mở ra những triển vọng lớn trong y học. Hệ thống này có ý nghĩa trọn vẹn là niềm hy vọng cứu những bệnh nhân đang phải chờ người hiến tặng bộ phận cấy ghép, hoặc cho những người cấy ghép tim vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được.
Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hệ thống tuần hoàn máu nhân tạo hiện đại là nhà khoa học Valery Shumakov. Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện cấy ghép bộ phận cơ thể và các mô đã trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới về phát triển các vấn đề cấy ghép, sản xuất và sử dụng các cơ quan nhân tạo.
Nhiều chuyên gia của Trung tâm hợp tác với các nhà khoa học Nga khác đã nghiên cứu, tạo ra và tổ chức sản xuất trong nước hàng loạt tâm thất trái của tim nhân tạo đầu tiên — thiết bị hỗ trợ tuần hoàn với nguồn cung cấp điện độc lập trên cơ sở một máy bơm trục để cấy ghép. Nó là một bộ phận nhỏ gọn, đáng tin cậy, dễ hoạt động.
Phương án tim vô song của Nga được cung cấp cho Viện Nghiên cứu khoa học Novosibirsk chuyên ngành tim mạch mang tên Viện sĩ E.N.Meshalkin. Ở đây sử dụng một chiếc bơm đĩa, làm giảm diện tích tiếp xúc của thiết bị với máu và làm giảm đáng kể nguy cơ đông máu.