Ramstein là căn cứ quân sự Mỹ khét tiếng nhất châu Âu. Từ đó xuất phát các máy bay không người lái cũng như thực hiện các chuyến bay cả đến Iraq. Là người từng có thời gian dài là sĩ quan trong lực lượng Không quân Đức và đảm nhiệm những cương vị khác nhau trong NATO và Bộ Quốc phòng, ông Jochen Scholz cho rằng dưới góc độ pháp lý quốc tế những căn cứ như vậy là bất hợp pháp.
Ông Scholz, mục đích mà các căn cứ quân sự của Mỹ theo đuổi ở châu Âu là gì?
Ở đây phải chú ý đến địa chính trị. Xét kết quả Thế chiến II theo ý tưởng quân sự thì người Mỹ đã bảo đảm nền quốc phòng của họ, của "bến bờ châu Âu thứ hai", bảo vệ khỏi kẻ thù trên cùng lục địa là Liên Xô. Đó cũng là ý tưởng cơ bản của NATO. Điều tương tự đã diễn ra sau đó trong suốt 40 năm của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Sau khi nước Đức thống nhất, có xuất hiện những căn cứ quân sự mới hay chăng, thí dụ ở Đông Âu?
Dần dần bắt đầu phát sinh những căn cứ mới. Tại Romania, Bulgaria và Ba Lan bây giờ đang triển khai những bộ phận của hệ thống NMD. Việc bố trí những tiểu đoàn riêng biệt ở các nước Baltic, theo nhãn quan của tôi, chỉ là bước đi ban đầu.
Điều đó đồng thời cung cấp giải đáp cho câu hỏi vì sao đội quân Mỹ vẫn trụ lại ở Đức như trước, bởi từ đây có thể thực hiện các chiến dịch quy mô về phía Đông và Đông-Nam. Có thể nhớ lại rằng trong thời gian cuộc chiến ở Iraq năm 2003, từ các căn cứ không quân của Mỹ, chẳng hạn như từ Shpangdalema ở Eifel (Đức) đã tiến hành những cuộc không kích vào Iraq.
Ramstein cũng là căn cứ quan trọng để phái máy bay không người lái từ lãnh thổ châu Âu.
Đúng, ở đó có trạm phân chia truyền tín hiệu từ vệ tinh đến địa điểm bố trí các máy bay không người lái này. "Phi công" ngồi ở Hoa Kỳ, gửi tín hiệu đến vệ tinh, sau đó truyền đến Ramstein, rồi từ đó truyền đi tiếp. Tất cả những chu trình đó là cần thiết do độ cong của bề mặt Trái đất.
Thế còn từ những căn cứ này có tiến hành hoạt động gián điệp hoặc giám sát hay không?
Đúng, có thể giả định như vậy. Tôi không có dữ liệu chính xác về việc này, nhưng theo lo-gich thì tất cả sẽ là như vậy.
Nếu máy bay không người lái xuất phát từ Đức để giết người, thí dụ, ở Afghanistan, thì điều đó có trái với luật pháp quốc tế? Chính phủ Liên bang Đức không thể làm gì hay sao?
Lẽ ra phải thế. Đây là sự vi phạm công nhiên vào luật pháp quốc tế, bởi điều đó diễn ra tại quốc gia không trong tình trạng chiến tranh với Hoa Kỳ, và đó là những vụ giết người ngoài khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, Chính phủ Liên bang cho tới nay vẫn chẳng có động thái nào ngăn cản quá trình này.
Người Mỹ trả một phần chi phí, phần còn lại do Chính phủ Liên bang chi. Điều đó qui nhận trong thỏa thuận, nhưng tôi không nắm được thông tin chi tiết. Tất cả những việc này được thực hiện dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Đức nhưng có sự tham gia của người Mỹ. Rốt cuộc cho đến bây giờ vẫn chẳng có ý chí chính trị hoặc thậm chí là cơ hội để chấm dứt việc triển khai các đội quân như vậy, do áp lực của người Mỹ.
Cơ số các căn cứ quân sự Mỹ do hệ quả cuộc khủng hoảng ở Ukraina và xung đột với Nga đã lại gia tăng?
Tôi không biết có gia tăng hay không, nhưng tôi có thể vững tin mà nói rằng không hề có cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina không phát sinh ra từ hư vô mà nguyên nhân là từ chỗ kết nạp hay không kết nạp Liên minh châu Âu đã biến mình thành thuộc hạ của Mỹ. Người ta cũng nói với Ukraina rằng cần phải lựa chọn giữa Liên minh Âu-Á với Nga, hoặc là trong triển vọng dài hạn sẽ được gia nhập EU. Quá trình tiếp theo thì tất cả chúng ta đều chứng kiến.
Từ cái nhìn của người Mỹ tất nhiên đó là xung đột hoàn hảo để kiềm chế châu Âu trong sự ràng buộc?
Do tác động từ nền kinh tế Nga, đặc biệt là tới miền đông Ukraina, phương án lý tưởng đối với Ukraina là thành cây cầu nối giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và EU. Nhưng người Mỹ đang cố sức ngăn chặn, để những gì không diễn ra với vùng biên giới phía Đông của EU sẽ thống nhất và phát triển trong EU.
Trong trường hợp, giả dụ Nga tấn công châu Âu, thì liệu các căn cứ Mỹ có bảo vệ châu Âu?
Câu hỏi này hoàn toàn mang tính giả thiết. Nga tự phản lại mình nếu như tấn công sang các quốc gia thành viên EU. Những căn cứ này, tất nhiên do người Mỹ sử dụng để bám trụ ở đây, để từ đây có cơ hội can thiệp vào mọi cuộc xung đột ở Trung Đông. Và ý tưởng an ninh như vậy được thiết kế trước hết là dành cho công chúng.