Tuy nhiên, bất chấp công chúng Đức phản đối, Washington vẫn tích cực sử dụng thành trì lớn nhất ở nước ngoài- căn cứ không quân "Rammstein" ở phía bắc nước Đức (ở đó có khoảng 15.000 binh sĩ và 30.000 chuyên gia dân sự). "Rammstein" là một trong hai căn cứ ở Đức, là nơi có giả định chứa đầu đạn hạt nhân.
Nhà chính trị học quân sự, Trưởng khoa chính trị học và xã hội học Trường Đại học Tổng hợp Kinh tế mang tên Plekhanov Andrey Koshkin bày tỏ ý kiến trên sóng radio Sputnik: đừng mong đợi Mỹ giảm hiện diện quân sự của họ ở châu Âu. Cũng như ở những vị trí quan trọng mang tính chiến lược khác trên thế giới:
"Cấu hình địa chính trị buộc Hoa Kỳ phải giữ chặt lấy châu Âu. Điều này cho phép họ kiểm soát Bắc Phi, Trung Đông, Trung Á, các tuyến đường thương mại xuyên Đại Tây Dương. Nhưng nếu "nắm Châu Âu trong tay", thì chỉ bằng hiện diện trực tiếp tại các quốc gia tham gia diễn tập quân sự chung. Điều này là một cơ chế hiệu quả bắt châu Âu phục tùng điều khiển của Hoa Kỳ.
Tôi muốn chú trọng vào một sự thật khác nữa: nếu có phải giảm một số căn cứ của Mỹ ở các điểm khác nhau trên thế giới, thì điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến tiềm năng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ mong muốn lôi kéo cả NATO đến đó. Nhân thể cũng lưu ý, cả khi tân tổng thống Hoa Kỳ nhậm chức, có lẽ cũng không có điều gì thay đổi. Chiến lược này sẽ phát triển bằng các căn cứ quân sự cần thiết, bằng nhiều dòng kinh phí, bằng những hợp đồng. Tất cả điều này sẽ góp phần thúc đẩy NATO đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hơn nữa, cả Nga và Trung Quốc cùng tăng trưởng và hình thành trên thế giới buộc Hoa Kỳ phải lo lắng thật sự ",- nhà chính trị học quân sự nhận xét.