Bước đi này cũng khá bất ngờ đối với Việt Nam, đất nước với Chính phủ cho đến nay vẫn nhiệt thành ủng hộ TPP. Trong tháng Sáu, Tổng thống Obama đã thăm Đông Nam Á với mục đích thu nhận thêm sự hỗ cho ý tưởng TPP. Trong chuyến công du đó, ông Obama hứa hẹn rằng TPP sẽ bảo vệ người lao động Việt Nam.
Theo dự báo, chính Việt Nam là đất nước có thể nhận được nhiều lợi ích lớn hơn cả từ TPP, cho phép loại bỏ khoảng 18.000 mục thuế hải quan nội bộ của các nước thành viên. Theo dữ liệu của Eurasia Group, đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở mức như Việt Nam, điều đó có nghĩa là sẽ đẩy tăng GDP đến năm 2025 lên 11% (hoặc tương đương 36 tỷ USD). Xuất khẩu những hàng hóa quan trọng của Việt Nam như quần áo và giày dép có thể tăng thêm 50%. Tuy nhiên, đối với những ngành như tổ hợp nông nghiệp và công nghiệp dược phẩm, tác động của việc tham gia TPP chẳng mấy sáng sủa.
Ý tưởng ủng hộ TPP đã do cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thúc đẩy, nội các của ông này đã ký Thỏa thuận về TPP vào tháng Hai năm 2016. Mà động thái đó được thực hiện với sự tán thành của thủ lĩnh đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, người đã đặc biệt dành cuộc hội kiến với Obama để thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nhân vật kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Xuân Phúc vốn có phần ít quyết đoán hơn trong vấn đề tự do hóa thương mại, thì tân Thủ tướng cũng tỏ rõ rằng ông dự định đưa công việc đến hoàn tất. Tháng trước có thông báo rằng vào tháng Mười Thỏa thuận về TPP sẽ được trình với cơ quan lập pháp Việt Nam để phê chuẩn. Và điều đó là quan trọng bởi tự do hóa liên hệ quan hệ thương mại báo trước sự hợp tác mật thiết với Hoa Kỳ.
Ngày 06 tháng Chín, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng tuyên bố tại Washington rằng: "… vào thời điểm này, chúng ta chỉ chờ đợi một điều: phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Chúng tôi tin rằng Tổng thống Barack Obama và Quốc hội sẽ phê chuẩn thỏa thuận quốc tế quan trọng này trong thời gian gần nhất".
Ngoài ra, không giống như một số nước khác là thành viên TPP, giao kèo TPP đã được tiếp nhận thuận lợi hơn trong phần lớn trường hợp ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu do Pewfound tiến hành vào năm 2015 cho thấy rằng chỉ 2% người Việt Nam cho rằng TPP sẽ tác hại cho đất nước. Các phương tiện truyền thông trong nước nhiều lần ca ngợi thỏa thuận về thương mại này, cho rằng TPP tạo khả năng cho các công ty Việt Nam thâm nhập miễn thuế vào thị trường Mỹ.
Vậy lý do của việc thay đổi lập trường có phần đột ngột của Việt Nam là gì? Chắc hẳn nguyên nhân chính yếu là cuộc bầu cử ở Mỹ. Thái độ tiêu cực gay gắt với TPP là một trong không nhiều "điểm tiếp xúc" của cả hai ứng viên tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ. Ứng viên từ đảng Cộng hòa Donald Trump gọi thỏa thuận này "cuộc cưỡng hiếp đất nước" và hứa sẽ "giữ nước Mỹ bên ngoài TPP". Ứng viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton, vốn là người ủng hộ TPP khi làm Ngoại trưởng, bây giờ cũng phản bác nó trong chiến dịch vận động tranh cử của bà ta.
Như đánh giá của các chuyên viên, Nhà Trắng hiện giờ vẫn vững tin như trước rằng thỏa thuận TPP có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng GDP và mức tiền lương ở nước Mỹ cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thái độ tiêu cực đối với TPP vẫn tiếp tục tăng thêm ở Mỹ, ngáng trở những nỗ lực của Obama để hoàn tất thỏa thuận thương mại trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của ông này. Tuần trước, Obama tập hợp những nhân vật chính trị và kinh doanh ủng hộ ông từ cả hai đảng, kể cả Thống đốc bang Ohio John Kesisha và cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, để vận động về những lợi ích của TPP.
Tất cả những tình tiết này làm lung lay tính thuyết phục với các nước khác thành viên TPP, không còn vững tin về kết quả thành công nữa. Mối lo ngại tương tự cũng là cội nguồn của việc Chính phủ Việt Nam quyết định hoãn việc bỏ phiếu phê chuẩn.
Thỏa thuận thương mại sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bây giờ có vẻ Hà Nội thấy rằng nếu công nhiên cắt đứt liên hệ thương mại của mình với người láng giềng khổng lồ thì sẽ là vội vàng và quá sớm.
Trong tuần, cả hai nước đều tuyên bố nguyện vọng hợp tác chặt chẽ hơn nữa để "… giải quyết bất đồng trên biển và tiếp tục mở rộng sự hiệp lực song phương" trên Biển Đông.
Ngay lúc này, tận dụng lợi thế của tình huống bế tắc mà Hoa Kỳ lâm vào, Bắc Kinh tích cực thúc đẩy thỏa thuận thương mại châu Á của mình, nổi tiếng với tên gọi là Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP). Ở đây bao gồm tất cả các nước châu Á thành viên TPP, cũng như Ấn Độ và Hàn Quốc. Mặc dù qui mô của RCEP có phần khiêm tốn hơn TPP nhưng Trung Quốc vẫn có thể sử dụng cơ chế này một cách hiệu quả đế tạo thêm vết rạn nứt đột phá trong quan hệ Việt-Mỹ.