Theo nghiên cứu này, châu Á (không tính Nhật Bản) là khu vực duy nhất của thế giới duy trì sự phát triển tích cực. Sự bứt ra của châu Á với phần còn lại của thế giới đang ngày càng lớn. Mức độ bất bình đẳng toàn cầu giảm đi nhưng ở hầu hết các nước phát triển, phân phối lợi ích chủ yếu vẫn có lợi cho một nhóm nhỏ tập trung ở đỉnh kim tự tháp.
Ước tính tổng giá trị tài sản tài chính thế giới hiện là 155 nghìn tỷ euro. Trong đó, vào năm 2015 châu Á (trừ Nhật Bản) chiếm 18,5% tài sản tài chính thế giới, chỉ số không chỉ tăng gấp ba lần kể từ năm 2000 mà còn vượt đáng kể Khu vực đồng euro (14,2%).
Nga ở vị trí 42 trong bảng xếp hạng toàn cầu về tài sản tài chính ròng bình quân đầu người. Quốc gia hiện trong nhóm thứ ba đứng cuối bảng xếp hạng toàn cầu, chứng tỏ Nga còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Vị trí này phản ánh đồng Rúp còn yếu. Trong top 20 dẫn đầu xếp hạng cũng không có quốc gia Đông Âu nào. Slovenia và Cộng hòa Séc đứng ở hàng thứ 26 và 27. Dẫn đầu đánh giá là Thụy Sĩ, Mỹ, các nước Bắc Âu và Châu Á.
Trong những năm qua, một tầng lớp trung lưu thực sự đã xuất hiện ở cấp độ toàn cầu. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới. Trung Quốc hiện là người chủ chốt điều khiển quá trình này. Phần lớn tầng lớp trung lưu dần thu hẹp và đóng góp ngày càng ít hơn cho phúc lợi chung là ở các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khu vực đồng euro (Italy, Ireland và Hy Lạp), cũng như các nước kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản và Anh). Mặt khác, ở hơn một nửa số nước được phân tích, tài sản của tầng lớp trung lưu tăng lên và phân bố tài sản trong tầng lớp này đồng đều hơn. Ví dụ như Ba Lan, mặc dù những thay đổi ở đây không thực sự rõ nét.
Nhìn chung, khoảng cách giữa các tầng lớp ngày càng đáng kể. Nhưng không có thay đổi gì ảnh hưởng đến những người giàu nhất hành tinh, tài sản của họ tiếp tục tăng trưởng ổn định.