Pháp kêu gọi các nước này "suy nghĩ lại", bằng không họ "sẽ trở thành người đồng lõa gây tội ác chiến tranh ở Aleppo". Đây là lập trường gần gũi với người Mỹ và người Anh đã lên tiếng cáo buộc Nga và Iran đang kéo dài chiến tranh.
"Rõ ràng, chế độ ông Bashar al-Assad đã quyết định leo thang quân sự, […] trong khi tất cả đều biết không có giải pháp nào khác cho cuộc xung đột ở Syria ngoài giải pháp chính trị. Vì vậy, tôi kêu gọi những ai ủng hộ ông ta, Nga và Iran, hãy suy nghĩ lại và thực hiện đầy đủ các cam kết, chấm dứt chính sách dẫn dắt vào ngõ cụt. Nếu không, Nga và Iran sẽ trở thành đồng lõa trong tội ác chiến tranh ở Aleppo," — thông cáo trên website của Bộ Ngoại giao Pháp cho biết.
Theo ông Gilbert Roger — thượng nghị sĩ xã hội chủ nghĩa từ tỉnh Seine-Saint-Denis, người gần gũi với ban lãnh đạo đất nước hiện nay, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Syria Pháp luôn ủng hộ các hành động quân sự đối đầu với chính phủ Assad.
"Nếu nói về các chiến dịch trên mặt đất ở Iraq hay ở Syria thì nước Pháp sẽ không thực hiện. Nhưng Pháp chủ trương không ngừng đề cập, làm việc với Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu và các nước Ả Rập để tiến hành các hoạt động có phối hợp chấm dứt cuộc nội chiến, khôi phục hòa bình và ngăn chặn DAESH lợi dung tình hình."
Richard Labévière, nhà báo và biên tập của cổng thông tin prochetmoyen-orient.ch tin rằng, nước Pháp đang đơn thuần chạy theo lập trường của các đồng minh NATO.
"Không, tôi không nghĩ là có bước ngoặt gì chính sách đối ngoại của Pháp được khởi đầu bởi Alain Juppé, khi vị nay đóng cửa sứ quán tại Damascus tháng 3 năm 2012, chính sách được tiếp tục bởi Laurent Fabius với học thuyết "không-không": "không có DAESH, không có Bashar Assad" — bất chấp thực tế DAESH đe dọa và thực hiện khủng bố tại Paris, còn quân đội Syria và ông Bashar Assad đe dọa nước Pháp và lợi ích của nước Pháp ra sao thì không rõ… Nhưng đây là chuyện lạc đề".
Theo nhà báo, sự can thiệp vẫn là ít khả năng vì những nguyên nhân nội bộ ngăn cản chính quyền Pháp đâm đầu vào những cuộc phiêu lưu bên ngoài nước Pháp.
"Tôi không nghĩ trong giai đoạn trước bầu cử này, Francois Hollande — người mà chúng ta vẫn chưa rõ liệu có là một ứng cử viên — sẽ dấn thân vào chiến dịch mới tại Syria. Những nhân vật này lúc thì nói thế này, lúc lại thế khác. Cách đây không lâu, ông Jean-Marc Eyraud nêu ý kiến rằng biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga không chỉ gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp và xuất khẩu của Pháp, mà có thể đã không còn phù hợp và cần được xét lại. Nhưng đồng thời, tại hội nghị thượng đỉnh NATO mới đây, Pháp đã chấp nhận việc triển khai lực lượng NATO tại Ba Lan và các nước Baltic, cũng như tiếp tục chương trình phòng thủ tên lửa. Kể từ khi trở lại bộ chi huy hội nhập của NATO, Pháp không còn sở hữu lập trường quốc gia, độc lập, tách biệt khỏi quan điểm của NATO".
Do đó, rất đơn giản khi tuyên bố của giới chức Pháp ăn khớp với đường lối của các đại diện Mỹ và Anh, những người đã hăng hái chỉ trích Matxcơva, Tehran và Damascus vào tuần trước. Quan điểm của Paris về chính phủ Syria vẫn là cứng rắn. Chi chưa rõ mức độ tác động của chúng tới các cuộc đàm phán.
.