Sau tai nạn kỹ thuật tại Việt Nam là thảm họa sinh thái

© AFP 2023 / StringerHiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven bờ biển miền Trung Việt Nam
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven bờ biển miền Trung Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ai sẽ giúp Việt Nam đối phó với thảm họa sinh thái do lỗi của công ty "Formosa"?

Tai nạn kỹ thuật do lỗi của công ty Đài Loan "Formosa" đã giáng đòn mạnh vào nếp dinh dưỡng-ẩm thực truyền thống của Việt Nam. Nhà máy thép của doanh nghiệp này đặt trên địa bàn bờ biển tỉnh Hà Tĩnh đã thải qua đường ống ra biển ở khoảng cách một cây số rưỡi những tạp chất độc hại từ nước xử lý chất thải. Điều đó đã dẫn đến thảm họa môi trường. Trong những ngày đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn, trong nước biển trên diện tích bề mặt hàng trăm cây số vuông chứa độ kiềm tăng cao đến mức không thể còn sự sống. Bờ biển bốn tỉnh ven biển Việt Nam bao phủ la liệt cá chết.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCông ty Đài Loan “Formosa”
Công ty Đài Loan “Formosa”   - Sputnik Việt Nam
Công ty Đài Loan “Formosa”

Viên đại diện của "Formosa" tại nhà máy thép ở Hà Tĩnh, người đã "khuyên" các cư dân địa phương đang bất bình rằng phải lựa chọn xem họ cần gì: thép hay là cá — bây giờ đã bị sa thải. Thừa nhận phần trách nhiệm của mình về  những gì đã xảy ra, "Formosa" cam kết trả cho Việt Nam khoản tiền 500 triệu USD bồi thường thiệt hại về sinh thái và kinh tế.

"Động tác như vậy đương nhiên đơn giản hơn nhiều so với chuyện phân định rõ bản chất  thảm họa sinh thái và vạch ra con đường loại bỏ hậu quả của nó", — ông Andrey Kuznetsov, Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga nhận định trong cuộc phỏng vấn của đài "Sputnik". 

Trung tâm này đang cộng tác hiệp lực chặt chẽ với các tổ chức khoa học  và cứu hộ mà Hà Nội huy động để chung sức đấu tranh chống lại hậu quả thảm họa.  

Hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng ven bờ biển miền Trung Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cá tôm hay là thép?
Ông Kuznetsov nói tiếp:

"Hồi mùa xuân vẫn còn chưa hiểu rõ là nhà máy nọ thải cái gì ra biển. Bây giờ đã xác minh được có chuyện thải chất phenol và những hợp chất xyanua khác nhau. Cả hai thứ này đều cố kết rất bền trong nước biển. Đặc biệt là xyanua, thường lắng đọng trên bề mặt đất và thẩm thấu vào trầm tích đáy. Do đó, vấn đề cơ bản đối với các tỉnh bị thiệt hại là các loài cá sống ở tầng đáy và cư dân thủy sinh lớp nước phía dưới như cua, tôm và hàng loạt các động vật chân đốt. Chính chúng tích tụ trong cơ thể phần lớn chất độc đọng lại sau tai nạn trên biển".

Về cá sống trong lớp nước nông thì chuyên gia Nga không thấy mối nguy hiểm lớn. Ngoại trừ những loài cá săn mồi ở phía dưới và đến lượt nó trở thành đối tượng tích lũy độc tố, ảnh hưởng triệt để đến trao đổi chất của người thậm chí chỉ với liều lượng siêu nhỏ.

Ông Tổng giám đốc phía Nga cho biết, tập thể các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới hoàn toàn tán thành với lời kêu gọi của Bộ Y tế Việt Nam — không nên ăn cá và các thứ hải sản đánh bắt trong vùng nước bị ô nhiễm ở khoảng cách 20 km từ bờ biển. Mặc dù đó là quyết định rất đau đớn đối với cư dân các tỉnh ven biển mà chế độ ăn quen thuộc bao đời nay chủ yếu dựa vào sản phẩm biển, và đối với các vị khách du lịch nước ngoài đến nghỉ ngơi ở vùng biển này nữa.  Còn lệnh cấm đánh bắt cá tôm ở vùng biển bị ô nhiễm gây tác động tiêu cực đến phúc lợi của ngư dân địa phương, đến khả năng xuất khẩu của đất nước, bởi cá và hải sản là một trong những thành tố chủ yếu trong trao đổi hàng hóa của Việt Nam với nhiều nước khác.

Tổng Giám đốc  Andrey Kuznetsov  nhận xét, khó có thể nói cụ thể ảnh hưởng của thảm họa sẽ còn kéo dài bao lâu. Ông  dẫn ra thí dụ với chất dioxin mà người Mỹ sử dụng để phá rừng cây trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Chu kỳ bán phân rã của chất dioxin — 25 năm — đã trôi qua từ lâu, nhưng chất độc này thấm xuống lòng đất đã kịp kết nối với những chất khác và hình thành hợp chất có hại tác động tiêu cực đến thiên nhiên và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cho đến ngày nay. Làm thế nào để lọc khử hợp chất phenol và xyanua trong vùng biển  Việt Nam,- đó là câu hỏi quá hóc búa. Hiện thời vẫn đang tiến hành lấy mẫu phân tích và giám sát.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала