Điều gì đã thay đổi ở Việt Nam sau 136 năm?

© Flickr / Mark DukeThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai thập kỷ trước đây, truyền hình Nga đã chiếu thành công bộ phim nhiều tập " Bí mật St. Petersburg". Bộ phim dựng theo cuốn tiểu thuyết của Vsevolod Krestovsky viết vào giữa thế kỷ XIX.

Nhưng nhà văn Nga  không chỉ  viết  về St. Petersburg trong bối cảnh thời gian đó — nhà sử học Matxcơva Anatoly Sokolov cho biết. — Vsevolod Krestovsky  đã giới thiệu với độc giả Nga về cuộc sống của Sài Gòn.

Những người Nga đầu tiên, —  nhà nghiên cứu lịch sử nói — đặt chân đến Việt Nam ở Sài Gòn — bởi vì ngang qua đó là các tuyến đường tàu biển Nga giữa các cảng Tây và Đông của Nga.  Chính bằng cách đó, vào tháng 8 năm 1880, Krestovsky đến Sài Gòn. Và khi ông trở về Nga, trong một bài bút ký, nhà văn đã mô tả bức tranh toàn cảnh về cuộc sống và truyền thống của người Việt. Ông kể về họ thật rõ ràng và sinh động đến mức, độc giả có thể tưởng tượng được những điều nhà văn miêu tả đang diễn ra trực tiếp trước mắt.

Ví dụ, những căn nhà truyền thống, y phục Việt vào thời điểm đó.  Nhà văn Krestovsky lưu ý rằng, những cô gái Việt, trái ngược với những người phụ nữ Trung Quốc, không có tục lệ bó chân. Và với  lòng ngưỡng mộ, ông mô tả những người phụ nữ Việt Nam khéo léo bế trẻ em bên hông mình, thậm chí  đồng thời cùng lúc vẫn có thể rảnh tay chèo thuyền trên sông.

Và đối với những chiếc thuyền này với rất nhiều loại Krestovsky, có thể nói, đã dành riêng cả công trình nghiên cứu về chúng: trọng tải chở, hệ thống buồm, cách điều khiển thuyền bơi, hình dáng bên ngoài của chúng. Nhà văn Nga đã so sánh chính những cánh buồm mở rộng  với những con bướm khổng lồ.  Ông đã mô tả đầy màu sắc quá trình  thay đổi màu nước ở sông Mekong, thảm thực vật trên bờ sông, và những ngôi nhà Việt mà ông  nhìn thấy trên đường về Sài Gòn.

tàu chiến Nga Abrek - Sputnik Việt Nam
Người Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng năm 1845

Và đây là những gì Krestovsky đã viết về Sài Gòn 136 năm trước:

Thành phố nằm bên cạnh những lối dẫn ra biển, và do đó  tàu thuyền chỉ ghé vào nó trong những dịp đặc biệt.  Khi bước ra khỏi tàu lớn, thật khó có thể gọi chiếc xe kéo đứng lẻ loi buồn bã trên bến tàu. Du khách ở Sài Gòn  hiếm hoi đến nỗi, theo những người Pháp ở đó đánh giá,  không cần phải xây khách sạn. Các vỉa hè được xây bằng gạch nung, và khi có một ngọn gió nhỏ thổi qua, lớp bụi đỏ phủ trên quần áo của bạn và để lại trên mặt những vết bẩn.  Những ngôi nhà chỉ một hoặc hai tầng,  nhà ba tầng là ngoại lệ hiếm hoi.

Tất nhiên, nhiều quan sát của Krestovsky  vào năm 1880 hiện nay trở nên khó tin — nhà sử học Anatoly Sokolov nói. — Số lượng nhỏ các tàu trên tuyến  đường, chiếc xe kéo tay duy nhất trên bến tàu,  khách sạn thì vô dụng — liệu có thể đúng  như  vậy không?  Ngày nay chúng ta hỏi. Nhưng chính giá trị của những gì nhân chứng chứng kiến nằm ở đó:  họ giúp chúng ta biết được trước đây chúng ta như thế,  giúp chúng ta đánh giá con đường mà ta trải qua từ khi đó.

Và đồng thời họ lôi cuốn chú ý đến nhiều khía cạnh truyền thống của cuộc sống Việt được gìn giữ cho đến ngày nay. Ví dụ,  những quán trà và quán đồ ăn nhẹ được du khách Nga 136 năm trước đây gọi là câu lạc bộ, nơi có thể biết tất cả mọi tin tức — chẳng lẽ  chúng đã đánh mất tính thiết yếu của mình trong thời đại  chúng ta? Và chẳng lẽ những người phụ nữ Việt nam đã thôi khéo léo bế con bên hông vẫn rảnh tay chèo những chiếc thuyền có màu săc rực rỡ trên sông?  Còn chẳng lẽ lời khuyên dành cho những người du lịch mà nhà văn Nga đưa ra từ năm 1880 đã trở nên lỗi thời: để tránh các vết cắn đau, trước khi đi ngủ, bạn phải  cẩn thận kiểm tra giường và vào mỗi buổi sáng —  phải xem lại quần áo và giày của mình.

 Như bạn thấy, dù ở lại Sài Gòn vào năm 1880 chỉ có hai ngày, nhà văn Nga Krestovsky đã có thể cho biết rất nhiều điều thú vị về Việt Nam. Và rất hữu ích — thậm chí  đến ngày hôm nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала