Những giải pháp đầy tranh cãi của bà Merkel đã xoay chuyển bà về hướng đối mặt với nhiều hậu quả ngày càng nặng nề. Trong số các nước bất mãn đã hình thành hai phe: một bên — là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia, những quốc gia không muốn tiếp tục chịu đựng chính sách cưỡng ép kinh tế của Đức, mặt khác — là những nước Đông Âu không còn muốn nghe về chính sách "mở cửa" và tiếp nhận người di cư, tờ báo nhận xét.
Giới lãnh đạo châu Âu không ngần ngại để lộ hoài nghi trước những dự báo lạc quan của bà Thủ tướng Đức. Như Thủ tướng Italy Renzi đã chỉ trích gay gắt hội nghị thượng đỉnh mới đây tại Bratislava, khi gọi cuộc gặp mặt chẳng khác gì "chuyến du ngoạn trên sông Danube" không thể gây ảnh hưởng đến giải pháp những vấn đề EU đang phải đối mặt.
Nếu tính đến niềm mong ước giải quyết khủng hoảng mà bà Thủ tướng đặt vào cuộc họp này, thì lời phát biểu như vậy của "người bạn cũ Renzi" đã trở thành cái tát thật sự vào mặt đối với Merkel, tác giả bài viết nhấn mạnh.
Ngoại trừ Ủy ban tại Brussels, hiện nay bà Thủ tướng Đức không thể dựa vào đâu được nữa. Một trong những đồng minh của mình, Thủ tướng Anh James Cameron, người mà bà Merkel giữ tình bạn mẫu mực đã lùi sâu vào lịch sử. Một người ủng hộ các chính sách của bà Merkel, Thủ tướng Áo Werner Faymann thì buộc phải bãi nhiệm vì di cư hàng loạt. Những chính khách khác — từ Bratislava đến Bucharest — thì không hiểu tại sao họ phải tiếp nhận đám đông người tị nạn, trong khi công dân của họ đang buộc phải đi tìm việc làm ở Tây Âu, báo Welt viết.
Dường như "bạn bè" châu Âu mà bà Merkel đã đặt nhiều hy vọng, đang dần dần biến thành kẻ thù của bà, và sắp tới, các ngả đường của Đức và những nước châu Âu sẽ càng xa cách, tác giả bài viết kết luận.