Việt Nam và EAEU bước vào kỷ nguyên mới

© Ảnh : Ambassy of RF in SRVCuộc họ̣p báo của đại sứ các nước thảnh viên EAEU tại Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội
Cuộc họ̣p báo của đại sứ các nước thảnh viên EAEU tại Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm nay – ngày 5 tháng 10 năm 2016 – Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia-thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức bắt đầu có hiệu lực pháp lý.

Phat biểu trong cuộc họp báo tại Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội,  Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov noi:

Trong phần đầu của bài phát biểu cho phép tôi giới thiệu ngắn gọn về lịch sử của quá trình này. Quyết định khởi động đàm phán với các đối tác Việt Nam về việc thành lập một cơ chế liên kết mới đã được Hội đồng kinh tế tối cao Á-Âu ở cấp những người đứng đầu các quốc gia thông qua vào tháng 12 năm 2012. Sau đó — từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 đã diễn ra 8 vòng đàm phán khẩn trương, và đồng thời nhiều cuộc gặp gỡ giữa các kỳ họp giữa các nhóm công tác chuyên ngành. Theo kết quả các cuộc đàm phán và gặp gỡ đó trên cơ sở tổng hợp và có tính cân bằng, có tính đến các lợi ích của tòan thể các thành viên tham gia dự án, đã hoàn tất việc thống nhất tất cả các chương mục của văn bản quan trọng lớn lao này.

Ngày 29 tháng 5 năm 2015 tại Kazakhstan "bên lề" Phiên họp lần thứ hai Hội đồng Liên chính phủ Á-Âu, với sự hiện diện của những người đứng đầu các chính phủ các quốc gia-thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiệp định đã được ký kết. Sau đó Hiệp định đã được nhất quán phê chuẩn bởi các quốc hội của Việt Nam, Kazakhstan, Kirgizia, Nga, Armenia và Belarus. Và cuối cùng, hôm nay, sau khi đã trải qua con đường dài này, một quy chế mới về thương mại ưu đãi giữa nhóm "G5" Á-Âu và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức khởi động.

Tôi muốn đặc biệt nhất mạnh rằng, đây là một hiệp định đầu tiên kiểu như thế này được ký kết giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và một quốc gia nước ngoài. Đây là một minh chứng chói sáng có tính chất tin cậy chặt chẽ một cách đặc biệt trong sự phối hợp hành động giữa chúng tôi và các Bạn Việt Nam, đã trải qua những thử thách của thời gian và vô vàn những gian chuân sóng gió. Và đối với tôi, với tư cách là Đại sứ Liên bang Nga tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi rất vui mừng nêu lên việc này.

Nhưng trên thực tế thì Hiệp định thương mại tự do này là gì? Hiệp định này nhằm mục tiêu không chỉ gia tăng khối lượng thương mại, mà còn tạo những điều kiện thuận lợi cho đầu tư, công nghệ, sử dụng nguồn nhân lực có chuyên môn. Nhưng bằng cách nào dự kiến đạt được kết quả như vậy? Trước hết, bằng cách tự do hóa thuế xuất thương mại hàng hóa giữa các quốc gia-thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Trên cơ sở tương hỗ sẽ giảm hoặc "đưa về không" gần 90% mức thuế xuất hải quan nhập khẩu — hoặc ngay sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực (59%) hoặc thông qua các giai đoạn chuyển tiếp (30%) đối với đa số các dòng hàng hóa (tổng cộng có gần 10 ngàn tên hàng).

Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định việc bảo vệ các quyền đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ, xác định các hướng đi trong hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử và mua sắm chính phủ, thiết lập các nguyên tắc thống nhất về bảo vệ cạnh tranh, quy cách hóa các thủ tục hải quan.

© Ảnh : Ambassy of RF in SRVCuộc họ̣p báo của đại sứ các nước thảnh viên EAEU tại Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội
Cuộc họ̣p báo của đại sứ các nước thảnh viên EAEU tại Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội  - Sputnik Việt Nam
Cuộc họ̣p báo của đại sứ các nước thảnh viên EAEU tại Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội

Như vậy, kết quả của việc khởi động cơ chế này là Việt Nam sẽ có được quyền tiếp cận có tính ưu đãi đối với một thị trường chung rộng lớn và đầy triển vọng của năm nước — Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kirgizia, với tổng GDP là gần 2,2 ngàn tỷ USD và bao gồm hầu như 183 triệu người tiêu dùng. Nhóm "G5" Á-Âu về phần mình, sẽ có thể trên cơ sở ưu đãi xúc tiến các sản phẩm của mình vào Việt Nam, nơi có hơn 90 triệu người đang sinh sống.

Vì lý do đó, với tư các người đứng đầu phái bộ ngoại giao Nga tại Hà Nội, tôi muốn nêu lên ba điểm.

Thứ nhất, cùng việc khởi động khu vực thương mại ưu đãi giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và CHXHCN Việt Nam, chúng tôi hy vọng vào việc gia tăng một cách căn bản trong một tương lai gần nhất sắp tới khối lượng và sự tối ưu hóa cơ cấu thương mại Nga-Việt.

Ngày nay, cho dù có một số khó khăn khách quan, các mối quan hệ đầu tư-thương mại giữa chúng ta đang được củng cố vững mạnh. Theo các số liệu của Cơ quan Hải quan Liên bang Liên bang Nga, trong năm 2015 kim ngạch thương mại song phương đã đạt 3,9 tỷ USD, cho dù không nhiều, tăng 4%, nhưng dù sao vẫn hơn số liệu cùng kỳ năm 2014.

Trong năm nay xu thế tích cực đó đã được củng cố: từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2016 nó đã đạt mức 2 tỷ USD, và đã vượt 11% so với các số liệu của năm ngoái. Điều này đã cho phép Việt Nam vươn lên vị trí thứ nhất trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong số các nước-thành viên ASEAN.

Đồng thời, chúng tôi nhận thức được rằng, các số liệu đó còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng được tiềm năng và khả năng của hai nước chúng ta. Chúng tôi hy vọng rằng, dự án liên kết mới này cho phép thực hiện nhiệm vụ đã được đặt ra trước ban lãnh đạo hai nước nhằm gia tăng khối lượng hoạt động thương mại Nga-Việt đến 10 tỷ USD đến năm 2020.

Nhân đây tôi muốn nói, các đây hòan tòan không lâu, tại Hà Nội đã khai trương Văn phòng Đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga mà Trưởng đại diện Văn phòng đó hôm nay cũng có mặt tại cuộc họp báo này của chúng ta. Đây là một cơ cấu mới mà hoạt động của nó nhằm mục tiêu thúc đẩy các lợi ích của giới doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga ở nước ngoài, trong đó có ở CHXHCN Việt Nam. Chúng tôi hy vọng vào sự tham gia tích cực của người đứng đầu Văn phòng đại diện này vào hoạt động tại Việt Nam.

Thứ hai. cùng Hiệp định thương mại tự do, cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực Nghị định thư song phương về việc thành lập tại Việt Nam các dây chuyền lắp ráp sản xuất ô tô của các nhãn hiệu nổi tiếng của Nga như KAMAZ, GAZ và các nhãn hiệu khác, những xe ô tô này dự kiến sẽ được tiêu thụ không chỉ ở tại Việt Nam mà còn ở các nước ASEAN.

Và thứ ba. Chính sách đã được hai nước chúng ta lựa chọn nhằm đơn giản hóa các trao đổi thương mại tương hỗ phù hợp một cách hài hòa với các tiến trình liên kết đang gia tăng mạnh mẽ tại tòan bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi coi nó như một bước tiến nhằm mở rộng sự tiếp cận của hàng hóa của các công ty Nga vào các thị trường các thành viên khác của ASEAN, kể cả bằng cách ký kết trong tương lai các Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia thuộc nhóm "G10" của ASEAN, cả trong khuôn khổ song phương (ví dụ, Căm Pu Chia, Singapore, Indonesia), lẫn theo đường Liên minh kinh tế Á-Âu. Chúng tôi hy vọng vào sự ủng hộ tòan diện của các đối tác Việt Nam về vấn đề này.

Để kết thúc bài phát biểu của mình, tôi muốn nhấn mạnh rằng, ngày nay chúng ta đang đối mặt với một nhiệm vụ không kém phần quan trọng và đầy trách nhiệm là đảm bảo sự thực hiện trên thực tiễn các thỏa thuận đã đạt được. Công tác này đã được bắt đầu. Sắp tới, dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương Việt Nam và các ban ngành có thẩm quyền của Nga dự kiến sẽ tiến hành hai hoạt động chuyên ngành. Đó là "Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác thương mại ngay sau khi  Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực" (12 tháng 12) và "Hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư" tại Sankt-Peterburg (14 tháng 10).

Ngoài ra, trong các ngày 26-28 tháng 10 năm 2016 tại địa phận Công viên công nghệ "Skolkovo" dự kiến tổ chức Diễn đàn quốc tế Matxcova "Open Innovations", trong quá trình đó sẽ tiến hành các hoạt động của "Tuần lễ Á-Âu" về chủ đề "Liên minh kinh tế Á-Âu trong chương trình nghị sự đổi mới tòan cầu". Tại Diễn đàn này sẽ giới thiệu các khả năng xuất khẩu của các công ty công nghệ cao của tòan bộ năm thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu. Nhân dịp này, tôi xin kính mời các vị đại diện của các cơ quan và công ty chuyên ngành của Việt Nam tham dự các hoạt động này và tôi hy vọng vào việc tiến hành thành công của các hoạt động.

Thưa các Bạn thân mến!

Cùng với việc bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước chúng ta đang mở ra những chân trời mới trong hợp tác. Tôi tin tưởng rằng, bằng những nỗ lực chung chúng ta sẽ đạt được thành công vì hòa bình và thịnh vượng của nhân dân hai nước chúng ta.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала