Các nhà khoa học đến từ Matxcơva, St Petersburg, Vladivostok, và nhiều đối tác của họ từ Việt Nam và Ba Lan đã không giới hạn ở việc phân tích những quá trình khởi đầu từ 30 năm trước. Họ đã tìm thấy một số điểm tương đồng trong các đề nghị cải cách đã được thực hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 14 đến giữa thế kỷ 19. Đối tượng nghiên cứu chính của họ là nền kinh tế, đạo đức và nạn tham nhũng. Tuy nhiên, hầu hết các đề xuất đã bị các triều đại cầm quyền từ chối. Ví dụ như đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ bị đánh giá là không nhất quán, không khả thi và thậm chí có phần nguy hiểm đối với quốc gia trong thời điểm đó. Một số cải cách do những vị vua trị vì nước khởi xướng như Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Quang Trung đã đạt được thành công nhất định.
Chính sách đổi mới vào năm 1986 cũng do lãnh đạo cao cấp- Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành. Và quá trình 30 năm thực hiện đã chứng minh tính chính xác và hiệu quả của chính sách đó, mang lại cho đất nước những thành tựu đáng kể về kinh tế,về an ninh quốc gia, cả trong chính sách đối nội và đối ngoại, như những người tham dự hội thảo nhận xét. Trong các báo cáo của họ có đề cập đến sự mở rộng Hiến pháp hiện hành của Việt Nam nhằm bảo đảm nhân quyền và quyền tự do của con người, về phát triển của hệ thống giáo dục đại học trong cả nước, và về tiến trình đổi mới của các thành phố Việt Nam. Hội thảo đã phân tích cả những trở ngại chính trong tiến trình đổi mới, và tác động tích cực và cả tiêu cực của hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế đất nước, và quá trình biến đổi văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam và đồng nghiệp Nga đã nhấn mạnh đến sự phát triển tiến bộ của quan hệ kinh tế- thương mại Nga-Việt, và động lực mạnh mẽ của nó là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Nga và các nước khác trong Liên minh EAEU vừa bắt đầu có hiệu lực mới đây.
Như Tham tán, Trưởng phòng chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga Phạm Thái Việt đánh giá cao hội thảo này trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik":
Theo truyền thống của Trung tâm nghiên cứu về Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Hàn lâm Viễn Đông, tất cả tài liệu của hội thảo sẽ được công bố trong một tuyển tập riêng. Thông thường, cuốn sách này dày khoảng 350-400 trang.