"Ông là người có uy tín tuyệt đối. Nhà vua là người thể hiện hiệu quả lý tưởng chế độ quân chủ. Và Quốc vương đã ra đi. Điều này, dĩ nhiên, làm tổn thất ổn định chính trị xã hội trong nước", — nhà nghiên cứu Mosyakov dự đoán.
Việc Đức vua từ trần,- ông Mosyakov nói,- có thể dấy nên tranh luận trong ý tưởng về sự tồn tại của chế độ quân chủ. Ông giải thích rằng, phe đối lập ở Thái Lan, như vẫn thường gọi là "phe đỏ" — Thaksin Shinawatra và đảng "Phya Thai" — " phần lớn ủng hộ việc hạn chế và thậm chí bãi bỏ chế độ quân chủ".
Theo luật pháp, sau khi Đức vua tạ thế, người chính thức kế thừa ngai vàng là Thái tử con trai vua — Maha Vatjiralongkorn Mahidol. Thái tử đã 64 tuổi, ông là Nguyên soái Tổng Tư lệnh Không quân Hoàng gia. Ông cũng có ba chị em. Trong mọi trường hợp, "quyền lực của các thành viên khác trong gia đình và giới thân cận của ông không thể so sánh với uy quyền trong dân chúng của Vua cha", chuyên gia nhấn mạnh.
"Có những thế lực mạnh mẽ muốn quan tâm đến việc bảo tồn chế độ quân chủ, nhưng liệu người kế vị có được lòng dân và có uy tín phổ biến hay không, điều đó rất khó đoán. Cho dù ai là người thừa kế ngai vàng, trong mọi trường hợp, tình hình sẽ rất phức tạp để bảo vệ lý tưởng chế độ quân chủ. Đây là một giai đoạn mới, rất quan trọng trong cuộc tranh luận chính trị nội bộ tại Thái Lan", — ông Mosyakov cho biết và nói thêm rằng, tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dường như không bị ảnh hưởng sau khi Đức vua Bhumibol Adulyadej qua đời.