Chính quyền cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là Đế quốc Ottoman và Trung Đông là cấu trúc của nó

Đăng ký
Trong vòng 24 giờ, Ankara đã nhận được cảnh báo từ Syria, Nga và Iran liên quan đến hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông.

Đòn không kích của máy bay Thổ Nhĩ Kỳ giáng vào các cứ điểm của dân quân người Kurd ở Syria gây ra phản ứng tiêu cực của Damascus. Nga cũng đã bày tỏ quan ngại về hoạt động của các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, tuyên bố của chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmuş về việc cơ sở khủng hoảng giữa Ankara và Baghdad xung quanh căn cứ Ba`shiqah là "chính sách sắc tộc và tôn giáo theo định hướng của Iran" đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Tehran.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà khoa học chính trị Dogu Ergil đã nhận xét về các mục tiêu và nhiệm vụ của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và Iraq. Theo ông Ergil, có những dấu hiệu cho thấy chiến lược sai lầm mà Ankara lựa chọn.

"Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi mình là người thừa kế của đế chế Ottoman và nói rằng có "quyền lịch sử" để hoạt động trong khu vực, như thể các vùng lãnh thổ ấy vẫn còn là một phần của Đế chế trước đây. Ankara nên hiểu rằng những người sống trong khu vực không hề muốn một lần nữa làm thần dân của "sultan Ottoman" và trở thành một phần của đế chế hồi sinh. Họ muốn Thổ Nhĩ Kỳ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề khu vực, tham gia các cuộc đàm phán và không tuyên bố về sự "bảo hộ" của nước này trong mối quan hệ với các lãnh thổ đó", — ông Ergil nhấn mạnh.

Aleppo, Syria - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria khiến Matxcơva và Tehran quan ngại

Theo các chuyên gia, những hành động như vậy của Ankara có thể dẫn đến những căng thẳng mới trong khu vực.

Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai tuyên bố nguyện vọng được tham gia  lực lượng liên quân để can thiệp vào Mosul. "Chúng tôi muốn tham gia vào chiến dịch" — Ankara cho biết. Nhưng đây không phải là loại ngôn từ có thể sử dụng ở cấp quốc gia. Những tuyên bố này chỉ có thể được nghe từ miệng các nước xâm lược hoặc lực lượng chiếm đóng.

Ông Ergil chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia, trái ngược với Đế quốc Ottoman, nơi mà các dân tộc, tôn giáo, học thuyết từng tồn tại bên cạnh nhau. "Có cảm tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ không đặc biệt hoan nghênh sự đa dạng này," nhà phân tích chính trị nhận xét.

"Ở đây đặt ra một câu hỏi rất quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ có muốn góp phần duy trì và phát triển đa dạng tôn giáo dân tộc, vốn là đặc trưng của toàn bộ khu vực này hay không, hoặc họ muốn tìm cách áp đặt đường lối chính trị, sắc tộc, tôn giáo của riêng mình? Nếu lựa chọn được thực hiện nghiêng về phương án thứ hai, điều đó có thể khiến cho cuộc xung đột hiện tại leo thang và xuất hiện những căng thẳng mới trong khu vực".

Quang cảnh thành phố Kobane, Syria bị tàn phá - Sputnik Việt Nam
Người Kurd Syria bác bỏ tối hậu thư của Thổ Nhĩ Kỳ

Nói về cuộc chiến chống IS của Thổ Nhĩ Kỳ, nhà khoa học chính trị lưu ý rằng "Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập liên minh chống khủng bố, sau khi hiểu ra rằng nếu tiếp tục không tham gia cuộc chiến chống IS thì nước này sẽ bị cô lập tại Trung Đông. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành cuộc chiến chống IS. Nhưng do thực tế không giải quyết được vấn đề người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ gây nhiều đòn nghiêm trọng giáng vào người Kurd hơn là đánh chiến binh IS. Và đáng tiếc là người Kurd phải đáp trả lại bằng các biện pháp vũ lực.  

Điều gì sẽ xảy ra với người Kurd, khi tình hình ở Syria và Iraq trở nên ổn định? Nếu bạn đề nghị tôi mô tả tình hình chính trị từ biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, tôi sẽ trả lời bạn bằng một từ: "bất ổn".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала